Giáo án Toán 9 Ôn tập chương 2 Hình học mới nhất
Giáo án Toán 9 Ôn tập chương 2 Hình học mới nhất
I. Mục tiêu:
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa được các kiến thức về tính đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, vị trí tương đối của 2 đường tròn, của đường thẳng và đường tòn.
- Thành thạo kĩ năng vẽ hình, vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập về tính toán, chứng minh.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được kiến thức làm bài tập.
- Vẽ hình chính xác, cẩn thận, trình bày bài khoa học, rõ ràng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực tính toán,
- Năng lực giải quyết vấn đề,
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ
II. Chuẩn bị:
- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.
- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. Phương tiện và đồ dùng dạy học
- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định :1 phút
2.Kiểm tra bài cũ (Thông qua)
3.Bài mới :
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (20 phút) - Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài tập. - Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, hỏi và trả lời. - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV phát PHT ghi các bài tập GV yêu cầu 1 HS thực hiện bài 1 1 HS thực hiện bài 2 ý 1,2 1 HS thực hiện ý 3 HS cả lớp cùng làm và nhận xét GV nhận xét bổ sung ? Bài tập trên đã thể hiện những kiến thức nào của chương II ? GV cho HS đọc lại toàn bài 1 sau khi hoàn thành nối ghép, điền khuyết đối với bài 2. GV khái quát lại các kiến thức cơ bản đã học trong chương II. ? Nêu các tính chất của tiếp tuyến đường tròn ? ? Tiếp điểm của hai đường tròn tiếp xúc nhau có vị trí như thế nào đối với đường nối tâm? ? Các giao điểm của 2 đường tròn cắt nhau có vị trí như thế nào đối với đường nối tâm ? |
Bài tập 1: Nối ghép mỗi ô ở cột trái với 1 ô ở cột phải để được khẳng định đúng
Bài tập 2: Điền vào chỗ (…) để được các định lý và hệ thức đúng 1. Trong các dây của đường tròn dây lớn nhất là …………… 2. Trong 1đường tròn a) Đường kính vuông góc với 1 dây thì đi qua ………….. b) Đường kính đi qua trung điểm của 1 dây ………….thì …. c) Hai dây bằng nhau thì ……………… d) Dây lớn hơn thì ……..tâm hơn, dây……….. tâm hơn thì……..hơn. 3.
* Tính chất tiếp tuyến của đường tròn: SGK * Tính chất đường nối tâm: SGK |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2 : Luyện tập (22 phút) - Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài tập. - Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, hỏi và trả lời. - Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
? Bài toán cho biết gì ? yêu cầu gì ? GV hướng dẫn HS vẽ hình ? Đường tròn ngoại tiếp ⊥ vuông HBE có tâm nằm ở đâu ? ? Tương tự với ⊥ HCF ? ? Hãy xác định vị trí của các đường tròn (I) và (O); (K) và (O); (I) và (K) ? ? Xác định vị trí 2 đường tròn cần chỉ ra điều gì ? ? Tứ giác AEHF là hình gì ? vì sao? ? Tứ giác AEHF đã có mấy góc vuông ? cần chứng minh thêm điều gì nữa thì tứ giác đó là h.c.n ? GV yêu cầu HS trình bày chứng minh ? Ch/m AE.AB = AF.AC chứng minh ntn ? vận dụng kiến thức nào ? ? Có được hệ thức trên xét tam giác nào ? GV hướng dẫn HS chứng minh (chỉ rõ trên hình) ? Có cách nào khác để chứng minh hệ thức trên không ? GV hướng dẫn HS nhanh yêu cầu HS về nhà tự trình bày |
HS đọc đề bài HS trả lời HS thực hiện vẽ hình HS trung điểm BH HS trung điểm HC HS trả lời và giải thích HS :Xác định bán kính, khoảngcách đường nối tâm; hệ thức, vị trí … HS trả lời HS: chứng minh thêm 1 góc vuông HS thực hiện HS :áp dụng hệ thức lượng trong Δ vuông ΔAHC và ΔAHB |
Bài tập 3 (Bài 41/ SGK)
a) Ta có BI + IO = BO ( I nằm giữa B và O) => OI = OB – BI hay d = R – r Vậy (I) tiếp xúc trong với (O) Có OK + KC = OC (K nằm giữa O,C ) => OK = OC – KC hay d = R – r => (K) tiếp xúc trong với (O) Có IK = IH + HK => (I) tiếp xúc ngoài với (K) b) Xét Δ BAC có OA = OB = OC = 1/2 BC => ΔBAC vuông tại A => Â = 90o Tứ giác AEHF có Ê = F = Â = 90o => AEHF là h.c.n (dấu hiệu ) c) Δ AHB vuông tại H có HE ⊥ AB => AH2 = AE.AB (1) => AHC vuông tại H có HF ⊥ AC AH2 = AF. AC (2) Từ (1) và (2) => AE.AB = AF. AC Hoặc chứng minh ΔAEF đồng dạng ΔACB(g.g) => => AE.AB = AF.AC |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Tìm tòi, mở rộng.(2 phút) - Mục tiêu: - HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. - HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. - Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực - Năng lực: Giải quyết vấn đề, ngôn ngữ. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà. | Học sinh ghi vào vở để thực hiện. | Bài cũ - Học thuộc kiến thức đã tổng hợp. Xem lại các bài đã chữa, hoàn thiện và bổ sung trong phiếu học tập. - Làm bài tập 43 sgk. Bài mới - Chuẩn bị tiết sau ôn tập chương tiếp, chuẩn bị kiểm tra học kì I. |