Giáo án Vật Lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ mới nhất
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
- Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
2. Kĩ năng:
- Hiểu được cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U.
3. Thái độ:
- Trung thực, cẩn thận, khéo léo trong thao tác thí nghiệm.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. Chuẩn bị:
*GV: SGK, giáo án điện tử.
Một bộ thí nghiệm đường sức từ.
* HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm:
- 1 thanh nam châm thẳng
- Thí nghiệm quan sát từ phổ của nam châm thẳng.
- 1 số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- GV: Gọi 2 HS lên bảng
- HS1: Nêu đặc điểm của nam châm? Chữa bài 22.1 và 22.2 SBT.
- HS2: Cách Hiểu được từ trường? Chữa bài 22.3 SBT.
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Đặt vấn đề: Một số hình ảnh về từ phổ:
GV vào bài mới |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm. - Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1: Thí nghiệm tạo từ phổ của thanh nam châm. (10p) | ||
- GV: yêu cầu HS tự nghiên cứu phần TN gọi
- GV: Hướng dẫn HS các tiến hành TN Giao dụng cụ TN theo nhóm. Yêu cầu các nhóm tiến hành TN. Quan sát và trả lời C1. Thời gian: 5p. - GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo thí nghiệm. - GV: Tổ chức thảo luận cả lớp. - GV: Qua TN em hãy rút ra kết luận về sự sắp xếp của mạt sắt trong từ trường của thanh nam châm? - GV: Thông báo: Hình ảnh của các đường mạt sắt trên hình 23.1 SGK được gọi là từ phổ, từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường. ⇒ Chuyển ý: Dựa vào từ phổ ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên cứu từ trường → Đường sức từ được vẽ như thế nào? |
1,2 HS nêu: dụng cụ TN, cách tiến hành TN. - HS: Tìm hiểu TN hình 23.1 - HS: Nhận dụng cụ TN. Làm TN theo nhóm quan sát trả lời câu C1. - HS: Đại diện nhóm báo cáo TN và trả lời C1. - HS: Đọc kết luận SGK và ghi vào vở. |
I. Từ phổ 1. thí nghiệm: SGK/23.1 C1: Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm các đường này càng thưc dần. 2. Kết luận: SGK/63 |
2: Vẽ và xác định chiều đường sức từ. (15p) | ||
- GV: Thông báo về quy ước để biểu diễn từ trường dùng các đường sức từ.
- GV: a) Cho HS hoạt động theo nhóm dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt vẽ các đường sức từ của nam châm. - GV: Tổ chức thảo luận lớp về kết quả của các nhóm. - GV: Lưu ý: + Các đường sức từ này không cắt nhau. + Độ mau thưa của các đường. - GV thông báo: Các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là đường sức từ. (GV: Cho HS quan sát cách vẽ các đường sức từ trên màn chiếu) - GV: b)Hướng dẫn HS làm TN để trả lời câu C2. Giao dụng cụ cho các nhóm. Thời gian: 5p - GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo TN. - HS: Đại diện nhóm trình bày. - GV: Chiếu các hình ảnh về việc sắp xếp các kim nam châm xung quanh thanh nam châm lên màn. Tổ chức thảo luận kết quả TN. - GV: Kết luận về quy ước chiều của các đường sức từ. - GV: c) Vận dụng quy ước về chiều đường sức từ, dùng mũi tên dánh dấu chiều các đường sức từ vữa vẽ được trả lời C3. - GV: Tổ chức cho HS thảo luận rút ra kết luận về đường sức từ. Nhấn mạnh về độ mau thưa của các đường sức từ. |
- HS: Hoạt động nhóm vẽ các đường sức từ. - HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. Đặt các kim nam châm nhỏ xung quanh nam châm thẳng. Quan sát, nhận xét. Thảo luận và trả lời C2. - HS: Cá nhân hoàn thành câu C3. |
II. Đường sức từ 1. Vẽ và xác định chiều đường sức từ a, Vẽ các đường liền nét từ cực nọ sang cực kia → Biểu diễn đường sức từ của từ trường (gọi là từ trường) b, Đặt kim nam châm nhỏ đặt dọc theo các đường sức từ. C2: Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định. Đường sức từ cho phép biểu diễn từ trường. Quy ước chiều: Đi ra từ cực Bắc vào cự Nam bên ngoài nam châm, bên trong từ cực Nam → Bắc. c, Đánh dấu mũi tên vào các đường sức từ vừa vẽ. C3: Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam. 2. Kết luận: sgk/64 |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Từ phổ là hình ảnh cụ thể về: A. các đường sức điện. B. các đường sức từ. C. cường độ điện trường. D. cảm ứng từ. Đáp án : B Câu 2 : Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường? A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh. B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn. D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều. Đáp án : B Câu 3 : Chọn phát biểu đúng A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường. B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện. C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu. D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh. Đáp án : A Câu 4 : Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm. B. Có độ mau thưa tùy ý. C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm. D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm. Đáp án : D Câu 5 : Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó? A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó. B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó. C. Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó. D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó. Đáp án : B Câu 6 : Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau: Tên các cực từ của nam châm là A. A là cực Bắc, B là cực Nam B. A là cực Nam, B là cực Bắc. C. A và B là cực Bắc. D. A và B là cực Nam. Đáp án : B Câu 7 : Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất? A. Điểm 1 B. Điểm 2 C. Điểm 3 D. Điểm 4 Đáp án : A Câu 8 : Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau: Cực Bắc của nam châm là A. Ở 2 B. Ở 1 C. Nam châm thử định hướng sai. D. Không xác định được. Đáp án : D Câu 9 : Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau: Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều? A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực. B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực. C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm. D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm. Đáp án : C Câu 10 : Trên hình vẽ, đường sức từ nào vẽ sai? A. Đường 1 B. Đường 2 C. Đường 3 D. Đường 4 Đáp án : C |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời C4, C5, C6. - GV: Tổ chức thảo luận lớp. Kết luận |
- HS: Trả lời C4, C5, C6. |
III. Vận dụng:
C4: ở khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U, các đường sức từ gần như sng song với nhau. - Bên ngoài là những đường cong nối 2 cực nam châm. C5: - Đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc vào cực Nam của nam châm. → đầu A của thanh nam châm là cực Bắc. C6: Chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái -> cực Nam của nam châm bên phải. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
* Nghiên cứu từ trường của trái đất
Nhờ sự chuyển động mạnh của các chất dẫn điện lỏng trong lòng đất mà làm cho Trái Đất như một nam châm khổng lồ có từ trường rất mạnh. Nhờ có từ trường này, Trái Đất đã tạo nên một lớp đã tạo nên một lớp rào chắn bảo vệ chống lại “bão” Mặt Trời. Nếu không có lớp từ trường này Trái đất sẽ phải hứng chịu các hạt mang điện có hại mà Mặt Trời không ngừng phát ra và sự sống sẽ không thể tồn tại được nữa. |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học và làm bài tập 23 (SBT)
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài 24.
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................