Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai


Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Xem thêm: Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 5 có đáp án

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai ngắn gọn nhất sẽ giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục quốc phòng lớp 10, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Giáo dục quốc phòng 10.

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Câu 1 trang 71 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu tác hại của một số loại bom, đạn.

Trả lời:

- Huỷ diệt sự sống của ta,

- Gây cho nhân dân ta những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của,

- Huỷ diệt môi trường sống,

- Để lại di chứng chiến tranh cho các thế hệ kế tiếp.

Câu 2 trang 71 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu một số biện pháp phòng tránh bom, đạn thông thường.

Trả lời:

- Quan sát, báo động

- Ngụy trang, giữ bí mật

- Làm hầm hố phòng tránh bom đạn

- Sơ tán người và phương tiện máy móc ở các trọng điểm địch có thể đánh phá

- Đánh trả

Câu 3 trang 71 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nếu một số loại thiên tai và tác hại của chúng.

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai

Trả lời:

* Một số loại thiên tai:

- Bão : là một trong những thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam; thường gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài gây lũ lụt.

- Lũ quét : thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. Cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy. Lũ quét gây thiệt hai nặng về người và của.

- Lũ bùn đá : là một loại hình lũ quét sườn đặc biệt với dòng nước có lượng vật chất đậm đặc bùn đá và động năng lớn. Lũ bùn đá phát sinh từ thượng nguồn các suối nhỏ, nơi đất đá bị trượt lở mạnh và tuôn chảy ra các cửa suối. Theo phân loại truyền thống, chỉ khi mật độ đất đá trong dòng nước lớn hơn 60%, mới gọi là lũ bùn đá.

* Tác hại của thiên tai

- Cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội.

- Gây hậu quả về môi trường, tác động xấu đến sản xuất và đời sống.

- Gây hậu quả đối với quốc phòng – an ninh; phá hủy các công trình, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, gây mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội.

Câu 4 trang 71 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Trả lời:

a) Chấp hành nghiêm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

b) Tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến phòng, chống lụt, bão.

c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

d) Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai.

e) Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn. Sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn.

g) Cứu trợ khắc phục hậu quả; cứu người bị nạn, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ các gia đình bị nạn, khôi phục sản xuất và sinh hoạt.

h) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Câu 5 trang 71 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng tránh bom, đạn và thiên tai.

Trả lời:

 Học sinh tích cực học tập tốt, rèn luyện tốt, học tập ,nắm vững các kiến thức về quốc phòng, nắm vững kiến thức về tác hại bom,đạn và thiên tai

- Học sinh tuyên truyền về tác hại bom đạn và thiên tai

- Có ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây, vệ sinh

- Khi phát hiện bom đạn báo ngay cho người có trách nhiệm

- Giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả

- Chấp hành các văn bản pháp luật về bom đạn và thiên tai.

Xem thêm các bài Giải bài tập Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 ngắn nhất khác: