Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng
Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng
Xem thêm: Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 3 có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng ngắn gọn nhất sẽ giúp các em học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục quốc phòng lớp 10, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Giáo dục quốc phòng 10.
Trả lời:
a) Động tác nghiêm:
- Ý nghĩa: để rèn luyện cho mọi người tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh.
- Động tác: Khẩu lệnh: “nghiêm”.
- Nghe dứt động lệnh nghiêm, hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên một đường ngang thẳng, hai bàn chân mở rộng một góc 45o, hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân, ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại...
b) Động tác nghỉ:
- Động tác: Khẩu lệnh: “nghỉ”.
- Nghe dứt khẩu lệnh “nghỉ”, đầu gối trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn giứ như tư thế đứng nghiêm, khi mỏi chuyển về tư thế nghiêm sau đó chuyển qua gối phải hơi chùng.
* Quay tại chỗ:
- Ý nghĩa: để đổi hướng nhanh chóng và trật tự, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng. Quay tại chỗ là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội đựơc trật tự, thống nhất.
a) Động tác quay bên phải:
- Khẩu lệnh: “bên phải – quay”.
- Nghe dứt động lệnh “quay” thực hiện hai cử động:
+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với sức xoay của thân người quay toàn bộ thân sang phải một góc 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.
+ Cử động 2: Đưa chân trái lên, đặt sát gót chân phải thành tư thế đứng nghiêm.
b) Động tác quay bên trái.
c) Động tác quay nửa bên trái.
d) Động tác quay nửa bên phải.
e) Động tác quay đằng sau.
- Các động tác trên phân tích các bước giống như động tác quay bên phải.
Câu 2 trang 42 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện động tác chào.
Trả lời:
Ý nghĩa: động tác chào biểu thị tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau.
a) Động tác chào khi đội mũ kê pi
- Khẩu lệnh: “CHÀO” hoặc “NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI), CHÀO”; “THÔI”;
- Động tác:
+ Tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành lưỡi trai, trên đuôi lông mày phải; năm ngón tay khép lại duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về trước; bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên ngang vai; đầu ngay, mắt nhìn thẳng vào người mình chào
+ Nếu nhìn bên phải (trái) chào thì khi đưa tay lên vành lưỡi trai, đồng thời quay mặt sang phải (trái) 45o, mắt nhìn vào người mình chào;
+ Khi thay đổi hướng chào từ 45o bên phải (trái), mắt nhìn theo người mình chào, đến chính giữa trước mặt thì dừng lại, vị trí tay trên vành mũ không thay đổi;
+ Khi thôi chào, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất, về tư thế đứng nghiêm.
b) Động tác chào khi đội các loại mũ khác
- Khẩu lệnh: “CHÀO” hoặc “NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI), CHÀO”; “THÔI”;
- Động tác: Tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đầu ngón tay giữa chạm vào vành mũ bên phải, trên đuôi lông mày phải.
Trả lời:
a) Động tác đi đều:
- Ý nghĩa: Vận dụng để di chuyển vị trí và đội hình có trật tự, thống nhất, hùng mạnh và trang nghiêm.
- Khẩu lệnh: “đi đều – bước”
- Động tác: nghe dứt động lệnh bước thưc hiện hai cử động:
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước cách chân phải 60 cm (tính từ gót chân nọ đến gót chân kia) đặt gót rồi cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái; đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và hơi nâng lên, cánh tay hợp với thân người môt góc 450, cẳng tay gần thành đường thăng bằng, nắm tay úp xuống và hơi chếch về phía trước, khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ cách thân người 20cm, thẳng hàng với khuy áo; tay trái đánh về phía sau thẳng tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng.
+ Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60 cm, tay trái đánh ra phía trước, tay phải đánh ra phía sau. Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 110 bước/ phút.
b) Động tác đứng lại:
- Ý nghĩa: Động tác đứng lại để đang đi đều dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình.
- Khẩu lệnh: “đứng lại – đứng”. Khi đang đi đều, người chỉ huy hô dự lệnh “đứng lại” và động lệnh “đứng” khi chân phải bước xuống.
- Động tác: nghe dứt động lệnh “đứng”, thực hiện hai cử động:
+ Cử động 1: chân trái bước lên một bước, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22,50.
+ Cử động 2: Chân phải đưa lên, đặt hai gót chân sát vào nhau, đồng thời 2 tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
c) Động tác đổi chân khi đang đi đều
- Động tác đổi chân khi đang đi đều để thống nhất nhịp đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy.
- Trường hợp khi đang đi đều, nghe tiếng hô của người chỉ huy: “một” khi chân phải bước xuống, “hai” khi chân trái bước xuống, hoặc thấy mình đi sai so với nhịp đi chung của phân đội thì tiến hành đổi chân ngay.
- Động tác thực hiện 3 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước vẫn đi đều.
+ Cử động 2: Chân phải bước lên một bước ngắn (bước đệm), đặt mũi bàn chân sau gót chân trái, dùng mũi chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về trước một bước ngắn, hai tay giữ nguyên.
+ Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhip đi thống nhất.
Trả lời:
* Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân
a) Động tác giậm chân:
- Ý nghĩa: Động tác giậm chân để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự.
- Khẩu lệnh: “giậm chân – giậm”.
- Nghe dứt động lệnh “giậm”, thực hiện 2 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái nhấc lên, mũi bàn chân thả lỏng tự chiên, cách mặt đất 20 cm, tay phải đánh ra phía trước, tay trái đánh về phía sau như đi đều.
+ Cử động 2: Chân trái giậm xuống, chân phải nhấc lên, tay trái đánh lên, tay phải đánh về sau. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ với tốc độ 110 bước/phút.
b) Động tác đứng lại:
- Khẩu lệnh: “đứng lại – đứng”.
-Khi đang giậm chân, người chỉ huy hô dự lệnh “đứng lại” và động lệnh “đứng” khi chân phải giậm xuống.
- Nghe dứt động lệnh “đứng”, thực hiện 2 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái giậm xuống, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22,50o, chân phải nhấc lên (như cử động 2 động tác giậm chân).
+ Cử động 2: Chân phải đặt xuống để hai gót chân sát nhau, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
c. Động tác đổi chân khi đang giậm chân:
- Ý nghĩa: Động tác đổi chân khi đang giậm chân để thống nhât nhịp chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy.
- Trường hợp: Khi đang giậm chân, nghe tiếng hô của người chỉ huy: “một” khi chân phải giậm xuống, “hai” khi chân trái giậm xuống, hoặc thấy mình đi sai so với nhịp chân của phân đội thì phải đổi chân ngay.
Động tác đổi chân thực hiện ba cử động:
+ Cử động 1: Chân trái giậm tiếp 1 bước.
+ Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp 2 bước (tại chỗ), hai tay giữ nguyên.
+ Cử động 3: Chân trái giậm xuống, rồi tiếp tục giậm chân theo nhịp thống nhất.
d) Động tác giậm chân chuyển thành đi đều:
- Khẩu lệnh: “ Đi đều – bước”, người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải giậm xuống.
- Đang giậm chân, nghe dứt động lệnh “bước”, chân trái bước lên chuyển thành động tác đi đều.
e) Động tác đi đều chuyển thành giậm chân:
- Khẩu lệnh: “giậm chân – giậm”, người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải bước xuống.
- Đang đi đều, nghe dứt động lệnh “giậm”, chân trái bước lên một bước rồi dừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20 cm rồi đặt xuống. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ theo nhịp thống nhất.
Trả lời:
* Động tác giậm tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy
a) Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái để di chuyển vị trí ở cự li ngắn dưới 5 bước và để điều chỉnh đội hình được nhanh chóng, trật tự, thống nhất.
- Động tác tiến, lùi.
- Động tác qua phải, qua trái.
Chú ý: - Khi bước người phải ngay ngắn.
- Không nhìn xuống để bước.
b) Động tác ngồi xuống, đứng dậy vận dụng để học tập, nghe nói chuyện ở ngoài bãi tập được trật tự, thống nhất.
- Động tác ngồi xuống.
- Động tác đứng dậy.
Chú ý: - Ngồi ngay ngắn, không di chuyển vị trí.
- Đứng dậy không cúi người, không chống tay về trước.
Trả lời:
a) Động tác chạy đều để di chuyển cự li xa trên 5 bước được nhanh chóng, trật tự, thống nhất.
Chú ý: - không chạy bằng cả bàn chân.
- tay đánh ra phía trước đúng độ cao, không ôm bụng.
b) Động tác đứng lại để dừng lại trật tự thống nhất.
Chú ý: mỗi bước chạy ở từng cử động ngắn và giảm dần tốc độ. Khi dừng lại người không lao về trước.