Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 ngắn nhất


Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 ngắn nhất

Với loạt bài Giải bài tập Giáo dục Quốc phòng lớp 10 ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục quốc phòng lớp 10. Ngoài ra, với bộ trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng lớp 10.

Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 ngắn nhất

Bộ trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 10 có đáp án

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Câu 1 trang 13 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Hãy nêu tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Trả lời:

1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.

 Nước Văn Lang ra đời - mở ra lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên là cuộc KC chống Tần (214 - 208 TCN) và KC chống Triệu (184 - 179 TCN).

2. Cuộc đấu tranh giành độc lập (TKI- TKX)

 Dưới ách đô hộ của PK phương Bắc, nhân dân ta đã kiên cường, bất khuất đấu tranh giành độc lập. Với chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), nước ta đã giành lại được độc lập.

3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TKX – XIX)

 Đất nước độc lập, trải qua nhiều triều đại PK. Thời Lý, Trần và Lê Sơ, nước ta là quốc gia cường thịnh ở Châu Á - thời kỳ văn minh Đại Việt. Tuy vậy, nhân dân ta đã phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh giữ nước

4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nữa phong kiến (TK XIX- 1945)

 Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, phong trào kháng chiến sôi nổi và bền bỉ của nhân dân ta diễn ra khắp nơi. Khi có Đảng CSVN lãnh đạo, đấu tranh của nhân dân ta đã giành thắng lợi bằng Cách mạng tháng Tám năm 1945.

5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954)

 Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2. Ta thực hiện mọi biện pháp để chiến tranh không xảy ra, nhưng Pháp rất ngoan cố. Ta đã đánh bại nhiều cuộc hành binh lớn của quân Pháp và với chiến thắng ĐBP đã kết thúc cuộc KC chống Pháp.

6. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975)

 Mĩ thay Pháp xâm lược Việt Nam, ta kiên trì thực hiện Hiệp định Giơnevơ nhưng Mĩ rất hiếu chiến. Ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công, nổi dậy mùa Xuân 1975, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 2 trang 13 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Trả lời:

1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước

- Do ở vị trí chiến lược trọng yếu và có tài nguyên phong phú nên từ Dựng nước[xưa đến nay trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta

- Thời nào cũng vậy, nhân dân ta cũng luôn nêu cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc ngay từ thời bình. Trong chiến tranh vừa chiến đấu, vừa sản xuất và sẳn sàng đối phó với kẻ thù.

2. Truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều.

 Trong lịch sử kẻ thù của nước ta thường là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần.

 Vì thế, lấy nhỏ đánh lớn lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh của toàn dân đã trở thành truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta

3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện

- Để đánh thắng giặc, nhân dân ta đã đoàn kết tạo thành nguồn sức mạnh to lớn .

- Nhân dân ta sớm nhận thức đất nước là tài sán chung, nước mất thì nhà tan. Vì thế, các thế hệ người dân đã không sợ hi sinh, liên tục đứng lên đánh giặc.

4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo

- Ông cha ta có nhiều cách đánh giặc độc đáo như: Tiên phát chế nhân (Lý Thường Kiệt), chế ngự sức mạnh của địch và phản công khi chúng suy yếu (Trần Quốc Tuấn), đánh lâu dài (Lê Lợi), đánh thần tốc(Quang Trung)

- Thời kỳ chống Pháp và Mỹ ta đánh địch bằng mọi phương tiện và kết hợp nhiều hình thức. Nghệ thuật quân sự của ta là tạo hình thái chiến tranh cài răng lược

5. Truyền thống đoàn kết quốc tế

- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn có sự đoàn kết với các nước khác.

6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam

- Từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

- Trong giai đoạn hiên nay, để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, xây dựng đất nước giàu mạnh đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng.

Câu 3 trang 13 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trả lời:

 Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng dân tộc. Nên học sinh cũng cần phải có những việc làm thể hiện sự giữ gìn dân tộc:

- Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ. Phấn đấu học tập tốt để có thể cùng nhau đưa đất nước ta trở thành một cường quốc về tri thức.

- Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, khoa học công nghệ để có thể theo kịp thời đại, tránh để đất nước bị tụt lại phía sau

- Am hiểm tốt lịch sử, hiểu được truyền thống để có thể hiểu rõ được trước đây ông cha ta đã dành độc lập như thế nào và sau này chúng ta cần gi gin ra sao.

- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.

- Làm theo lời Bác: 5 điều bác hồ dạy...

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Câu 1 trang 24 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trả lời:

1. Thời kỳ hình thành

- Trong những văn kiện đầu tiên, Đảng đã đề cập đến việc tổ chức ra quân đội công nông.

- Ngày 22 tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, có 34 chiến sĩ (trong đó có 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội, có 34 khẩu súng các loại. Chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng là hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần,

- Tháng 4 năm 1945, Đảng hợp nhất các tổ chức vũ trang thành “Việt Nam giải phóng quân”.

2. Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

a. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

* Quá trình phát triển.

+ Sau Cách mạng Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”.

+ Ngày 22 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam

+ Năm 1951, đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam .

Ngày 7 tháng 4 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định thành lập bộ đội địa phương.

* Quá trình chiến đấu và chiến thắng.

Quân đội ta vừa chiến đấu, vừa xây dựng, trưởng thành và lập nhiều chiến công hiển hách.

b. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược( 1954-1975)

 Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu hất cẳng Pháp, xâm lược miền Nam Việt Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Quân đội ta một lần nữa lại bước vào trận tuyến mới, cùng toàn dân kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

c. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục chắc tay sung bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN

Câu 2 trang 24 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của Công an nhân dân Việt Nam.

Trả lời:

1. Thời kỳ hình thành

- Ngày 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an được thành lập.

- Ở Bắc Bộ đã thành lập “Sở Liêm phóng” và “Sở Cảnh sát”. Các tỉnh đều thành lập “Ty Liêm phóng” và “Ty Cảnh sát”.

2. Thời kỳ xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ 1945 - 1975

a. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

- Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có 3 tính chất: “dân tộc, dân chủ, khoa học”.

- Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Ban Công an tiền phương nằm trong Hội đồng cung cấp mặt trận, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ,

b. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

 Thời kì này, Công an góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường xây dựng lực lượng, cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

c. Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ 1975 đến nay

- Công an đổi mới tổ chức và hoạt động, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Câu 3 trang 24 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam

Trả lời:

1. Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

 Quân đội luôn chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH.

2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

 Quân đội luôn quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hi sinh gian khổ, xã thân vì sự nghiệp cách mạng và luôn biết sử dụng nghệ thuật quân sự trong chiến tranh.

3. Gắn bó máu thịt với nhân dân.

 Quân đội ta từ nhân dân mà ra vì nhân dân mà chiến đấu.

4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh.

 Sức mạnh của quân đội xây dựng bởi nội bộ đoàn kết thống nhất và kỉ luật tự giác, nghiêm minh.

5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công.

 Quân đội ta luôn phát huy tinh thân khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cả trong chiến đấu, lao động sản xuất và công tác.

6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thuỷ chung với bè bạn quốc tế.

Câu 4 trang 24 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam.

Trả lời:

1. Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng

2. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu

3. Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu

4. Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu

5. Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thuỷ chung, nghĩa tình

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng

Câu 1 trang 42 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ.

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng

Trả lời:

a) Động tác nghiêm:

- Ý nghĩa: để rèn luyện cho mọi người tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh.

- Động tác: Khẩu lệnh: “nghiêm”.

- Nghe dứt động lệnh nghiêm, hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên một đường ngang thẳng, hai bàn chân mở rộng một góc 45o, hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào hai chân, ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại...

b) Động tác nghỉ:

- Động tác: Khẩu lệnh: “nghỉ”.

- Nghe dứt khẩu lệnh “nghỉ”, đầu gối trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn giứ như tư thế đứng nghiêm, khi mỏi chuyển về tư thế nghiêm sau đó chuyển qua gối phải hơi chùng.

* Quay tại chỗ:

- Ý nghĩa: để đổi hướng nhanh chóng và trật tự, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng. Quay tại chỗ là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội đựơc trật tự, thống nhất.

a) Động tác quay bên phải:

- Khẩu lệnh: “bên phải – quay”.

- Nghe dứt động lệnh “quay” thực hiện hai cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với sức xoay của thân người quay toàn bộ thân sang phải một góc 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

+ Cử động 2: Đưa chân trái lên, đặt sát gót chân phải thành tư thế đứng nghiêm.

b) Động tác quay bên trái.

c) Động tác quay nửa bên trái.

d) Động tác quay nửa bên phải.

e) Động tác quay đằng sau.

- Các động tác trên phân tích các bước giống như động tác quay bên phải.

Câu 2 trang 42 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện động tác chào.

Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng

Trả lời:

Ý nghĩa: động tác chào biểu thị tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau.

a) Động tác chào khi đội mũ kê pi

- Khẩu lệnh: “CHÀO” hoặc “NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI), CHÀO”; “THÔI”;

- Động tác:

+ Tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành lưỡi trai, trên đuôi lông mày phải; năm ngón tay khép lại duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về trước; bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên ngang vai; đầu ngay, mắt nhìn thẳng vào người mình chào

+ Nếu nhìn bên phải (trái) chào thì khi đưa tay lên vành lưỡi trai, đồng thời quay mặt sang phải (trái) 45o, mắt nhìn vào người mình chào;

+ Khi thay đổi hướng chào từ 45o bên phải (trái), mắt nhìn theo người mình chào, đến chính giữa trước mặt thì dừng lại, vị trí tay trên vành mũ không thay đổi;

+ Khi thôi chào, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất, về tư thế đứng nghiêm.

b) Động tác chào khi đội các loại mũ khác

- Khẩu lệnh: “CHÀO” hoặc “NHÌN BÊN PHẢI (TRÁI), CHÀO”; “THÔI”;

- Động tác: Tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đầu ngón tay giữa chạm vào vành mũ bên phải, trên đuôi lông mày phải.

Câu 3 trang 42 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác đi đều, đổi chân khi đang đi và đứng lại.

Trả lời:

a) Động tác đi đều:

- Ý nghĩa: Vận dụng để di chuyển vị trí và đội hình có trật tự, thống nhất, hùng mạnh và trang nghiêm.

- Khẩu lệnh: “đi đều – bước”

- Động tác: nghe dứt động lệnh bước thưc hiện hai cử động:

+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước cách chân phải 60 cm (tính từ gót chân nọ đến gót chân kia) đặt gót rồi cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái; đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và hơi nâng lên, cánh tay hợp với thân người môt góc 450, cẳng tay gần thành đường thăng bằng, nắm tay úp xuống và hơi chếch về phía trước, khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ cách thân người 20cm, thẳng hàng với khuy áo; tay trái đánh về phía sau thẳng tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng.

+ Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60 cm, tay trái đánh ra phía trước, tay phải đánh ra phía sau. Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 110 bước/ phút.

b) Động tác đứng lại:

- Ý nghĩa: Động tác đứng lại để đang đi đều dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình.

- Khẩu lệnh: “đứng lại – đứng”. Khi đang đi đều, người chỉ huy hô dự lệnh “đứng lại” và động lệnh “đứng” khi chân phải bước xuống.

- Động tác: nghe dứt động lệnh “đứng”, thực hiện hai cử động:

+ Cử động 1: chân trái bước lên một bước, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22,50.

+ Cử động 2: Chân phải đưa lên, đặt hai gót chân sát vào nhau, đồng thời 2 tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.

c) Động tác đổi chân khi đang đi đều

- Động tác đổi chân khi đang đi đều để thống nhất nhịp đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy.

- Trường hợp khi đang đi đều, nghe tiếng hô của người chỉ huy: “một” khi chân phải bước xuống, “hai” khi chân trái bước xuống, hoặc thấy mình đi sai so với nhịp đi chung của phân đội thì tiến hành đổi chân ngay.

- Động tác thực hiện 3 cử động:

+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước vẫn đi đều.

+ Cử động 2: Chân phải bước lên một bước ngắn (bước đệm), đặt mũi bàn chân sau gót chân trái, dùng mũi chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về trước một bước ngắn, hai tay giữ nguyên.

+ Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhip đi thống nhất.

Câu 4 trang 42 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác giậm chân, đổi chân khi đang giậm chân, đứng lại, giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại.

Trả lời:

* Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân

a) Động tác giậm chân:

- Ý nghĩa: Động tác giậm chân để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự.

- Khẩu lệnh: “giậm chân – giậm”.

- Nghe dứt động lệnh “giậm”, thực hiện 2 cử động:

+ Cử động 1: Chân trái nhấc lên, mũi bàn chân thả lỏng tự chiên, cách mặt đất 20 cm, tay phải đánh ra phía trước, tay trái đánh về phía sau như đi đều.

+ Cử động 2: Chân trái giậm xuống, chân phải nhấc lên, tay trái đánh lên, tay phải đánh về sau. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ với tốc độ 110 bước/phút.

b) Động tác đứng lại:

- Khẩu lệnh: “đứng lại – đứng”.

-Khi đang giậm chân, người chỉ huy hô dự lệnh “đứng lại” và động lệnh “đứng” khi chân phải giậm xuống.

- Nghe dứt động lệnh “đứng”, thực hiện 2 cử động:

+ Cử động 1: Chân trái giậm xuống, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22,50o, chân phải nhấc lên (như cử động 2 động tác giậm chân).

+ Cử động 2: Chân phải đặt xuống để hai gót chân sát nhau, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.

c. Động tác đổi chân khi đang giậm chân:

- Ý nghĩa: Động tác đổi chân khi đang giậm chân để thống nhât nhịp chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy.

- Trường hợp: Khi đang giậm chân, nghe tiếng hô của người chỉ huy: “một” khi chân phải giậm xuống, “hai” khi chân trái giậm xuống, hoặc thấy mình đi sai so với nhịp chân của phân đội thì phải đổi chân ngay.

Động tác đổi chân thực hiện ba cử động:

+ Cử động 1: Chân trái giậm tiếp 1 bước.

+ Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp 2 bước (tại chỗ), hai tay giữ nguyên.

+ Cử động 3: Chân trái giậm xuống, rồi tiếp tục giậm chân theo nhịp thống nhất.

d) Động tác giậm chân chuyển thành đi đều:

- Khẩu lệnh: “ Đi đều – bước”, người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải giậm xuống.

- Đang giậm chân, nghe dứt động lệnh “bước”, chân trái bước lên chuyển thành động tác đi đều.

e) Động tác đi đều chuyển thành giậm chân:

- Khẩu lệnh: “giậm chân – giậm”, người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh khi chân phải bước xuống.

- Đang đi đều, nghe dứt động lệnh “giậm”, chân trái bước lên một bước rồi dừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 20 cm rồi đặt xuống. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ theo nhịp thống nhất.

Câu 5 trang 42 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy.

Trả lời:

* Động tác giậm tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy

a) Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái để di chuyển vị trí ở cự li ngắn dưới 5 bước và để điều chỉnh đội hình được nhanh chóng, trật tự, thống nhất.

- Động tác tiến, lùi.

- Động tác qua phải, qua trái.

Chú ý: - Khi bước người phải ngay ngắn.

   - Không nhìn xuống để bước.

b) Động tác ngồi xuống, đứng dậy vận dụng để học tập, nghe nói chuyện ở ngoài bãi tập được trật tự, thống nhất.

- Động tác ngồi xuống.

- Động tác đứng dậy.

Chú ý: - Ngồi ngay ngắn, không di chuyển vị trí.

   - Đứng dậy không cúi người, không chống tay về trước.

Câu 6 trang 42 Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10: Nêu ý nghĩa và cách thực hiện các động tác chạy đều, đứng lại.

Trả lời:

a) Động tác chạy đều để di chuyển cự li xa trên 5 bước được nhanh chóng, trật tự, thống nhất.

Chú ý: - không chạy bằng cả bàn chân.

   - tay đánh ra phía trước đúng độ cao, không ôm bụng.

b) Động tác đứng lại để dừng lại trật tự thống nhất.

Chú ý: mỗi bước chạy ở từng cử động ngắn và giảm dần tốc độ. Khi dừng lại người không lao về trước.