Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 13: Hydrocarbon không no - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 13: Hydrocarbon không no có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 11.
Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 13: Hydrocarbon không no - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Alkene là những hydrocarbon có đặc điểm:
A. không no, mạch hở, có một liên kết ba C≡C.
B. không no, mạch vòng, có một liên kết đôi C=C.
C. không no, mạch hở, có một liên kết đôi C=C.
D. no, mạch vòng.
Câu 2. Alkyne là những hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1).
B. CnH2n (n ≥ 2).
C. CnH2n-2 (n ≥ 2).
D. CnH2n-6 (n ≥ 6).
Câu 3. Hợp chất nào sau đây là một alkyne?
A. CH3-CH2-CH2-CH3.
B. CH3-CH=CH2.
C. CH3-CH2-C≡CH.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 4. Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3?
A. (CH3)2C=CH-CH3.
B. CH2=CH-CH2-CH3.
C. CH≡C-CH2-CH2-CH3.
D. CH2=CH-CH2-CH=CH2.
Câu 5. Chất nào sau đây là đồng phân của CH≡C-CH2-CH3?
A. CH≡C-CH3.
B. CH3-C≡C-CH3.
C. CH2=CH-CH2-CH3.
D. CH2=CH-C≡CH.
Câu 6. Alkene CH3-CH=CH-CH3 có tên là
A. 2-methylprop-2-ene.
B. but-2-ene.
C. but-1-ene.
D. but-3-ene.
Câu 7. Alkyne dưới đây có tên gọi là
A. 3-methylpent-2-yne.
B. 2-methylhex-4-yne.
C. 4-methylhex-2-yne.
D. 3-methylhex-4-yne.
Câu 8. Công thức cấu tạo của 3-methylbut-1-yne là
A. (CH3)2CH-C≡CH.
B. CH3CH2CH2-C≡CH.
C. CH3-C≡C-CH2CH3.
D. CH3CH2- C≡C-CH3.
Câu 9. Khi có mặt chất xúc tác Ni ở nhiệt độ thích hợp, alkene cộng hydrogen vào liên kết đôi tạo thành hợp chất nào dưới đây?
A. alkane.
B. xycloalkane.
C. alkyne.
D. alkene lớn hơn.
Câu 10. Alkene không phản ứng được với chất nào dưới đây?
A. Br2.
B. Cl2.
C. NaCl.
D. H2.
Câu 11. Nếu muốn phản ứng: CH≡CH + H2 dừng lại ở giai đoạn tạo thành ethylene thì cần sử dụng xúc tác nào dưới đây?
A. H2SO4 đặc.
B. Lindlar.
C. Ni/to.
D. HCl loãng.
Câu 12. Chất nào sau đây có khả năng làm mất màu dung dịch bromine?
A. Ethane.
B. Propane.
C. Butane.
D. Ethylene.
Câu 13. Cho phản ứng: CH3-C≡CH + H2O
Sản phẩm chính của phản ứng trên là
A. CH3CH2-CH=O.
B. CH3-CO-CH3.
C. CH2=C(CH3)-OH.
D. HO-CH=CH-CH3.
Câu 14. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A.Ethylene
B.Methane
C.Benzene
D. Propyne
Câu 15. Có bao nhiêu đồng phân alkyne C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.