X

Trắc nghiệm Hóa 11 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 19: Carboxylic acid - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 19: Carboxylic acid có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 11.

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 19: Carboxylic acid - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2 (n1).

B. CnH2n+2O2 (n1).

C. CnH2n-1COOH (n1).

D. CnH2nO2 (n 2).

Câu 2.Propanoic acid có công thức cấu tạo là

A. CH3CH2OH.

B. CH3COOH.

C. CH3CH2COOH.

D. CH3CH2CH2COOH.

Câu 3. Hợp chất Y có công thức cấu tạo thu gọn là CH3CH­2CH(CH­3)COOH. Tên gọi của Y là

A. 4-methylbutanoic acid.

B. pentanoic acid.

C. 2-methylpentanoic acid.

D. 2-methylbutanoic acid.

Câu 4.Benzoic acid và muối sodium của nó có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn khác nên thường được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm. Benzoic acid có công thức cấu tạo là

A. CH3COOH.

B. HCOOH.

C. C6H5COOH.

D. (COOH)2.

Câu 5.Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3CH2OH.

B. CH3COOH.

C. CH3CHO.

D. CH3CH2CH2CH3.

Câu 6. Khi hòa tan vào nước, acetic acid

A. phân li hoàn toàn.

B. phân li một phần.

C. không phân li.

D. không tan trong nước.

Câu 7. Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch acetic acid?

A. NaOH.

B. Cu.

C. Zn.

D. CaCO3.

Câu 8.Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch chất nào sau đây?

A. C2H5OH.

B. CH3OH.

C. CH3CHO.

D. HCOOH.

Câu 9.Giấm ăn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm, có chứa acetic acid với hàm lượng 4 – 8% về thể tích. Một chai giấm ăn thể tích 500 mL có hàm lượng acetic acid là 5%, thể tích acetic acid có trong chai giấm ăn đó là

A. 5 mL.

B. 25 mL.

C. 50 mL.

D. 100 mL.

Câu 10. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (benzoic acid), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

100,5

118,2

249,0

141,0

Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. T là C6H5COOH.

B. X là C2H5COOH.

C. Y là CH3COOH.

D. Z là HCOOH.

Câu 11. Rót 1 - 2 mL dung dịch chất (X) đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 - 2 mL dung dịch NaHCO3. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất (X) có thể là chất nào sau đây?

A. Ethanol.

B. Acetaldehyde.

C. Acetic acid.

D. Phenol.

Câu 12. Cặp dung dịch nào sau đây đều có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

A. HCHO và CH3COOH.

B. C3H5(OH)3 và HCHO.

C. C3H5(OH)3 và CH3COOH.

D. C2H4(OH)2 và CH3COCH3.

Câu 13. Có ba ống nghiệm chứa các dung dịch trong suốt: ống (1) chứa ethyl alcohol, ống (2) chứa acetic acid và ống (3) chứa acetaldehyde. Nếu cho Cu(OH)2/OHlần lượt vào các dung dịch trên và đun nóng thì:

A. cả ba ống đều có phản ứng.

B. ống (1) và ống (3) có phản ứng, còn ống (2) thì không.

C. ống (2) và ống (3) có phản ứng, còn ống (1) thì không.

D. ống (1) có phản ứng, còn ống (2) và ống (3) thì không.

Câu 14. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của phản ứng ester hóa?

A. Phản ứng ester hóa là phản ứng thuận nghịch.

B. Phản ứng ester hóa là phản ứng một chiều.

C. Phản ứng ester hóa luôn có hiệu suất < 100%

D. Phản ứng ester hóa giữa acid và alcohol thường dùng xúc tác là H2SO4 đặc.

Câu 15. Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C3H4O2. Cho X tác dụng với CaCO3 thấy có bọt khí thoát ra, còn Y có thể tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH2=CHCOOH, OHC-CH2-CHO.

B. CH2=CH-COOH, CHºC-O-CH2OH.

C. HCOO-CH=CH2, OHC-CH2-CHO.

D. HCOO-CH=CH2, CHºC-O-CH2OH.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: