Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 17: Phenol - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 17: Phenol có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 11.
Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 17: Phenol - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Công thức cấu tạo của phenol là
A. C6H5OH.
B. C6H5CH3.
C. C6H5CH2OH.
D. C6H5NH2.
Câu 2. Hợp chất nào dưới đây không phải là phenol?
A.
B.
C.
D.
Câu 3.Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?
A. Phenol.
B. Ethanol.
C. Toluene.
D. Glyxerol.
Câu 4. Phản ứng với chất/dung dịch nào sau đây của phenol chứng minh phenol có tính acid?
A. Na.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch bromine.
D. HNO3 đặc/ H2SO4 đặc.
Câu 5.Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:1?
A.
B.
C.
D.
Câu 6. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. CH3OH + NaOH → CH3ONa + H2O.
B. C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3.
C. CH3ONa + H2O → CH3OH + NaOH.
D. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.
Câu 7. Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na.
B. NaHCO3.
C. Br2.
D. NaOH.
Câu 8. Trong các hợp chất sau:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. (1), (3) là alcohol thơm.
B. (1), (2), (3) đều có công thức phân tử là C7H8O.
C. (2), (4) là alcohol thơm.
D. (1), (3) là phenol.
Câu 9. Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzene) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 10. Tính acid của các chất sau: H2CO3 (X); C6H5OH (Y) và C2H5OH (Z) biến đổi theo thứ tự nào dưới đây?
A. X > Y > Z.
B. Z > X > Y.
C. Z > Y > X.
D. X > Z > Y.
Câu 11. Phản ứng với chất/dung dịch nào sau đây chứng minh tính acid của phenol (C6H5OH) mạnh hơn ethanol?
A. Na.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch bromine.
D. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.
Câu 12. Để nhận biết hai chất lỏng phenol và ethanol, có thể dùng hoá chất là
A. dung dịch bromine.
B. quỳ tím.
C. kim loại Na.
D. dung dịch NaOH.
Câu 13. Keo dán phenol fomaldehyde (PF) có độ kết dính cao, chịu nhiệt và nước, thường dùng để ép gỗ, dán gỗ trong xây dựng (gỗ coppha). PF là sản phẩm trùng ngưng của fomaldehyde (HCHO) với
A. ethalnol(C2H5OH).
B. phenol C6H5OH.
C. toluene (C6H5CH3).
D. benezene (C6H6).
Câu 14. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1239,5 mL khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25 °C, 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 100 mL dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của m là
A. 10,5.
B. 7,0.
C. 14,0.
D. 21,0.
Câu 15. Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có vòng benzene và nhóm –OH.
(b) Do có nhóm –OH nên phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường tương tự ethanol.
(c) Dung dịch phenol không làm đổi màu giấy quỳ tím, do đó phenol có tính acid yếu.
(d) Phenol phản ứng được với dung dịch NaOH.
(e) Phenol phản ứng được với Na2CO3 do có tính acid mạnh hơn nấc 2 của carbonic acid.
(g) Phenol dễ tham gia phản ứng thế bromine và thế nitro hơn benzene do ảnh hưởng của nhóm –OH.
Các phát biểu đúng là
A. a, b, c, d.
B. a, c, d, g.
C. b, c, d, e.
D. c, d, e, g.