Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 11.
Trắc nghiệm Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen - Hóa học 11 Kết nối tri thức
Câu 1: Nitrogen monoxide là tên gọi của oxide nào sau đây?
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. N2O4.
Câu 2: Nitrogen dioxide là tên gọi của oxide nào sau đây?
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. N2O4.
Câu 3: Tác nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid là
A. CO, SO2.
B. NOx, SO2.
C. NH3, NO2.
D. CO, NH3.
Câu 4: Mưa acid là hiện tượng tượng nước mưa có pH như thế nào?
A. > 5,6.
B. < 7.
C. > 7.
D. < 5,6.
Câu 5: Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có số oxi hóa là
A. +5.
B. +3.
C. +4.
D. -3.
Câu 6: Phú dưỡng là hiện tượng dư thừa quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng nào trong các nguồn nước?
A. N, C.
B. N, K.
C. N, P.
D. P, K.
Câu 7: Hợp chất nào của nitrogen không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. NO.
B. NH4NO3.
C. NO2
D. N2O5.
Câu 8: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là
A. Al, Fe.
B. Ag, Fe.
C. Pb, Ag.
D. Pt, Au.
Câu 9: Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?
A. N2.
B. N2O.
C. NO.
D. NO2.
Câu 10: Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa nâu trong không khí, khí đó là
A. NO.
B. N2O.
C. N2.
D. NH3.
Câu 11: Hoạt động nào sau đây góp phần gây nên hiện tượng phú dưỡng?
A. Sự quang hợp của cây xanh.
B. Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào nguồn nước chưa qua xử lí.
C. Ao hồ thả quá nhiều tôm, cá.
D. Khử trùng ao hồ sau khi tát cạn bằng vôi sống (CaO).
Câu 12: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính acid là:
A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO.
B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3.
D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
Câu 13: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hoá là:
A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2.
B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO.
C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.
D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.
Câu 14: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,958 lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 4,05.
B. 2,70.
C. 8,10.
D. 5,40.
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng là
A. 21.
B. 19.
C. 23.
D. 25.