Trắc nghiệm Hóa học 11 Kết nối tri thức Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 11.
Trắc nghiệm Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide - Hóa học 11 Kết nối tri thức
Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của sulfur?
A. Màu vàng ở điều kiện thường.
B. Thể rắn ở điều kiện thường.
C. Không tan trong benzene.
D. Không tan trong nước.
Câu 2: Cho các phản ứng sau:
(a) S + O2 SO2
(b) Hg + S HgS
(c) S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
(d) Fe + S FeS
Có bao nhiêu phản ứng trong đó sulfur đóng vai trò là chất khử?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3: Sulfur dioxide có tính chất hóa học gì?
A. có tính khử mạnh.
B. có tính oxi hoá yếu.
C. có tính oxi hoá mạnh.
D. vừa có tính khử và vừa có tính oxi hoá.
Câu 4: Sulfur trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. H2S.
B. Na2SO4.
C. SO2.
D. H2SO4.
Câu 5: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước Br2.
B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.
D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
Câu 6: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. Dung dịch BaCl2, CaO, nước bromine.
B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. O2, nước bromine, dung dịch KMnO4.
D. H2S, O2, nước bromine.
Câu 7: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước bromine?
A. N2.
B. CO2.
C. H2.
D. SO2.
Câu 8: Sulfur dioxide có thể tham gia những phản ứng sau:
(1) SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
(2) SO2 + 2H2S 3S + 2H2O
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong phản ứng trên?
A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
C. Phản ứng (2): SO2 là vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
A. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa; phản ứng (2): H2S là chất khử.
Câu 9: Cho các phản ứng:
(1) SO2 + Br2 + 2H2O →
(2) 2SO2 + O2
(3) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O →
(4) SO2 + 2NaOH →
(5) SO2 + 2H2S →
(6) SO2 + 2Mg →
Tính oxi hóa của SO2 được thể hiện ở phản ứng nào?
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 3, 5.
C. 1, 2, 3, 5, 6.
D. 5, 6.
Câu 10: Cho các phản ứng:
(1) SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
(2) SO2 + 2Mg → S + 2MgO
(3) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
(4) 2SO2 + O2 → 2SO3
(5) SO2 + NaOH → NaHSO3
(6) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(7) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4
Những phản ứng mà SO2 thể hiện tính khử là
A. (1); (2); (4); (5).
B. (2); (3); (6); (7).
C. (1); (4); (7).
D. (1); (7).
Câu 11: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là
A. N2O.
B. CO2.
C. SO2.
D. NO2.
Câu 12: SO2 là một khí độc được thải ra từ các vùng công nghiệp, là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Mưa acid.
B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Hiệu ứng đomino.
D. Sương mù.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Sulfur là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
(b) Sulfur và sulfur dioxide vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(c) Khi phản ứng với hydrogen, sulfur thể hiện tính oxi hóa
(d) Nước thải sinh hoạt là một trong các nguồn phát thải khí SO2.
(e) Sulfur dioxide được sử dụng để tẩy trắng vải sợi, bột giấy, sản xuất sulfuric acid và diệt nấm mốc.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. nước bromine.
B. CaO.
C. dung dịch Ba(OH)2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 15: Cho các phản ứng sinh ra khí SO2:
(1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
(2) S + O2 SO2
(3) Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O
(4) Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O
Các phản ứng được dùng để điều chế khí SO2 trong công nghiệp là
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (2) và (4).
D. (1), (2) và (3).