Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực là gì - Kết nối tri thức
Khoa học tự nhiên lớp 6 Lý thuyết Bài 40: Lực là gì - Kết nối tri thức
Qua tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực là gì hay nhất, chi tiết bám sát sgk Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm từ đó ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
I. Lực và sự đẩy, kéo
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.
II. Tác dụng của lực
1. Lực và chuyển động của vật
Lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của các vật như sau:
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
- Vật đổi hướng chuyển động (vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác).
Ví dụ:
Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao bắt đầu chuyển động.
Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang chuyển động bị dừng lại.
Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.
Ôtô đang chuyển động, lực hãm phanh đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.
Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.
2. Lực và hình dạng của vật
- Lực làm thay đổi hình dạng của vật (biến dạng vật).
Ví dụ:
- Ngoài ra, lực tác dụng lên một vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.
Ví dụ:
Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
.
Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống
Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác
III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
- Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
Ví dụ:
Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Thủ môn và quả bóng tiếp xúc với nhau.
Tay ta tác dụng một lực đẩy vào thùng hàng, tay ta và thùng hàng tiếp xúc với nhau.
Gió tác dụng lực đẩy lên cánh buồm làm thuyền chuyển động, gió và cánh buồm có tiếp xúc với nhau.
- Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
Ví dụ:
Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, nam châm và miếng sắt không tiếp xúc với nhau.
Lực hút của hai thanh nam châm, hai thanh nam châm không tiếp xúc với nhau.
Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trăng không tiếp xúc với nhau.