Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng - Kết nối tri thức
Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng - Kết nối tri thức
Qua tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Khoa học tự nhiên 6 .
Lý thuyết Bài 12: Một số vật liệu
I. Vật liệu
- Từ xưa, con người đã biết dùng các vật liệu tự nhiên như: đá và gỗ để làm dụng cụ lao động, xây nhà, đóng thuyền,...
- Sau đó con người chế tạo các vật liệu không có trong tự nhiên như gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,...để phục vụ cho đời sống.
II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu
- Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau. Cần dựa vào các tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn.
Ví dụ:
- Dây dẫn điện làm bằng kim loại cầ được bọc nhựa cách điện để tránh bị điện giật khi tiếp xúc.
- Nồi nấu bằng kim loại có quai bằng gỗ hoặc nhựa để tránh bị bỏng
Bảng tính chất một số vật liệu thông dụng
III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình
- Sử dụng vật liệu tiết kiệm và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường.
- Nhiều đồ cũ hoặc hỏng (đồ điện, chai lọ, túi đựng,...), rau, thực phẩm hư hỏng có thể được sử dụng lại với mục đích khác hoặc được gom lại để tái chế.
- Hạn chế rác thải, phân loại rác khi bỏ đi là những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.
Lý thuyết Bài 13: Một số nguyên liệu
I. Các loại nguyên liệu
Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ,...
- Từ đá vôi sản xuất ra vôi sống.
- Từ quặng sản xuất ra sắt, nhôm, đồng, phosphorus (photpho),...
- Từ đất, đá, cát sản xuất ra xi măng, gạch ngói, đồ gốm, thủy tinh,...
- Từ dầu mỏ điều chế các hóa chất cơ bản,đó là nguyên liệu nhân tạo, dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, dược phẩm, mĩ phẩm, các loại len, tơ,...
II. Đá vôi
- Đá vôi được dùng để:
+ Sản xuất vôi sống
+ Đập nhỏ để làm đường, làm bê tông
+ Chế biến thành chất độn(bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,...
- Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate. Trong đá vôi thường lẫn các tạp chất như đất sét, cát,...nên màu sắc đa dạng: trắng, xám, xanh nhạt, vàng, hồng sẫm hay đen,...
- Người ta thường khai thác đá vôi ở những nơi đá vôi có ít tạp chất và thuận tiện cho việc vận chuyển.
- Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa và một số đảo ở Cát Bà, Hạ Long).
III. Quặng
- Quặng là loại đất đá chứa các chất có giá trị với hàm lượng lớn, được khai thác và chế biến thành các sản phẩm hữu dụng.
- Quặng sắt dùng để chế tạo gang và thép ( 2 loại vật liệu quan trọng chứa chứa thành phần chính là sắt, được dùng trong xây dựng, chế tạo máy, dụng cụ,...)
- Quặng bauxite (chứa nhôm oxit) dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô, kĩ thuật điện, xây dựng,...
- Việt Nam chứa nhiều mỏ quặng, như quặng sắt ở Thái Nguyên, quặng nhôm ở Tây Nguyên,...
- Nguồn quặng tự nhiên ngày một cạn đi, không thể tái tạo, do đó cần phải khai thác và sử dụng một cách hợp lí để giữ gìn tài sản quốc gia. Ngoài ra khi khai thác quặng cần giữ gìn và bảo vệ môi trường.
....................................
....................................
....................................