Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 47: Một số dạng năng lượng - Kết nối tri thức
Khoa học tự nhiên lớp 6 Lý thuyết Bài 47: Một số dạng năng lượng - Kết nối tri thức
Qua tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 47: Một số dạng năng lượng hay nhất, chi tiết bám sát sgk Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm từ đó ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
I. Nhận biết năng lượng
- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể nhận ra năng lượng nhờ các biểu hiện của nó.
Ví dụ:
Nhận biết quang năng khi nhìn thấy ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng: Mặt Trời, bóng đèn, đèn pin,…
Nhận biết động năng khi ta thấy vật đang chuyển động: người đi xe đạp, ô tô đang chạy…
II. Các dạng năng lượng
- Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động.
- Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).
- Năng lượng hóa học (hóa năng): năng lượng sinh ra do phản ứng hóa học của các hóa chất.
- Năng lượng điện (điện năng): năng lượng được tạo ra bởi dòng điện (cung cấp bởi máy phát điện, pin…)
+ Năng lượng ánh sáng (quang năng): năng lượng được phát ra từ các nguồn sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo).
- Năng lượng âm: năng lượng lan truyền từ các nguồn âm.
- Năng lượng nhiệt (nhiệt năng): năng lượng được sinh ra từ các nguồn nhiệt.
Ví dụ:
Khi em bé đang trượt cầu trượt, thì:
+ Em bé đang chuyển động: em bé có động năng.
+ Em bé ở trên cao so với mặt đất: em bé có thế năng hấp dẫn.