Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
Chỉ từ 150k mua trọn bộ lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO
1. Nước
- Vai trò: Nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra, do đó, hàm lượng nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô hấp của tế bào.
- Ảnh hưởng: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong tế bào.
Cường độ hô hấp của hạt lúa và lúa mì ở các hàm lượng nước khác nhau
2. Nồng độ khí oxygen
- Vai trò: Oxygen là nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào.
- Ảnh hưởng: Ở thực vật, khi nồng độ oxygen ngoài môi trường giảm xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.
Làm đất tơi xốp, thoáng khí trước khi gieo trồng
3. Nồng độ khí carbon dioxide
- Nồng độ carbon dioxide ngoài môi trường khoảng 0,03% thì thuận lợi cho hô hấp tế bào. Nếu nồng độ quá cao từ 3% đến 5% sẽ gây ức chế quá trình hô hấp.
- Ở người và động vật, khi nồng độ khí CO2 trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng CO2 cạnh tranh với O2 để liên kết với các tế bào hồng cầu, cơ thể bị thiếu khí O2 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngạt khí CO2, CO là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong các đám cháy
4. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hóa học.
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
Mối liên hệ giữa hô hấp và nhiệt độ
II. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ HÔ HẤP TẾ BÀO VÀO THỰC TIỄN
1. Hô hấp tế bào và vấn đề bảo quản nông sản
- Mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và vấn đề bảo quản nông sản: Hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào, làm giảm chất lượng, số lượng của nông sản. Tuy nhiên, nếu ngừng hô hấp thì các tế bào chết dẫn đến nông sản bị hỏng. Do đó, để bảo quản nông sản, cần khống chế hô hấp tế bào ở mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide,…
Khống chế hô hấp tế bào ở mức tối thiểu để bảo quản nông sản
2. Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch
a) Bảo quản khô
- Cơ sở khoa học: Trong điều kiện thiếu nước, cường độ hô hấp tế bào giảm.
- Loại nông sản được áp dụng: các loại hạt. Các hạt cần được phơi khô hoặc sấy đến khi độ ẩm còn khoảng 13% - 16% tùy loại hạt.
- Ví dụ: Phơi khô thóc, ngô, đậu xanh,… để bảo quản trong thời gian dài.
Phơi khô để bảo quản lúa
b) Bảo quản lạnh
- Cơ sở khoa học: Nhiệt độ bảo quản thấp làm ức chế sự hoạt động của các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong hô hấp tế bào → có thể làm chậm quá trình hô hấp của tế bào.
- Loại nông sản được áp dụng: Đây là cách bảo quản phần lớn các loại thực phẩm, rau quả,… Mỗi một loại rau, quả cần có một nhiệt độ bảo quản thích hợp để bảo quản.
- Ví dụ: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
Bảo quản lạnh thịt, cá, rau, củ, quả,…
c. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
- Cơ sở khoa học: Khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô hấp, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.
- Đây là phương pháp bảo quản hiện đại và hiệu quả cao. Thường sử dụng các kho kín, quy mô lớn, có nồng độ khí CO2 cao để bảo quản các loại nông sản.
- Ví dụ: Bảo quản trái cây trong các túi polyethylene kín có nồng độ carbon dioxide cao.
Bảo quản rau củ trong túi polyethylene có nồng độ carbon dioxide cao