X

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 2: Cơ năng - Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 2: Cơ năng sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.

Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 2: Cơ năng - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Trong quá trình dao động của con lắc 

A. Động năng của con lắc không đổi. 

B. Thế năng của con lắc không đổi. 

C. Có sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng. 

D. Con lắc chỉ có động năng. 

Câu 2: Dạng năng lượng vật có được khi ở một độ cao nào đó so với mặt đất hoặc vật được chọn làm mốc gọi là gì?

A. Động năng. 

B. Thế năng.

C. Quang năng.

D. Hóa năng.

Câu 3: Động năng của một vật thay đổi như thế nào khi tốc độ của nó giảm đi hai lần?

A. Động năng tăng lên gấp đôi.

B. Động năng tăng gấp bốn lần.

C. Động năng giảm hai lần.

D. Động năng giảm bốn lần.

Câu 4: Động năng của một xe tải có khối lượng tổng cộng 1,5 tấn đang chạy trên đường với tốc độ 15 m/s là

A. 22500 J.

B. 168750 J.

C. 16875 J.

D. 168,75 J.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây, thế năng của vật giảm? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

A. Quả táo đang rơi từ trên cành xuống đất.

B. Ô tô đang chạy đều trên đường cao tốc.

C. Xe đạp đang lên dốc.

D. Máy bay đang cất cánh.

Câu 6: Nếu khối lượng và tốc độ của vật tăng lên gấp đôi thì động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng gấp đôi.

B. Tăng gấp tám lần.

C. Không thay đổi.

D. Giảm đi một nửa. 

Câu 7: Nếu khối lượng của một vật tăng gấp đôi nhưng độ cao giữ nguyên thì thế năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng gấp đôi.

B. Không thay đổi.

C. Giảm đi một nửa.

D. Tăng gấp bốn.

Câu 8: Tổng động năng và thế năng của vật được gọi là

A. Nhiệt năng.

B. Cơ năng.

C. Điện năng 

D. Hóa năng.

Câu 9: Động cơ xăng trong xe máy, ô tô đã có sự chuyển hóa năng lượng từ: 

A. hóa năng thành cơ năng.

B. nhiệt năng thành cơ năng. 

C. cơ năng thành điện năng.

D. nhiệt năng thành điện năng. 

Câu 10: Hai vật có khối lượng bằng nhau đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng của vật thứ nhất so với vật thứ hai là

A. bằng hai lần vật thứ hai.

B. bằng một nửa vật thứ hai. 

C. bằng vật thứ hai.

D. bằng 14 vật thứ hai.

Câu 11: Trong cơ học, năng lượng tồn tại ở hai dạng cơ bản là động năng và thế năng.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

   

b. Vật có trọng lượng càng lớn và độ cao càng lớn thì thế năng của vật càng lớn.

   

c. Trong quá trình vật chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

   

d. Cơ năng của vật là một đại lượng được bảo toàn.

   

Câu 12: Ngày nay, nhiều máy móc có thể biến đổi các dạng năng lượng khác thành cơ năng hoặc ngược lại.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Ở tháp điện gió, điện năng chuyển hóa thành cơ năng.

   

b. Trong động cơ xăng, hóa năng chuyển hóa thành cơ năng.

   

c. Ở nhà máy thủy điện, cơ năng chuyển hóa thành điện năng.

   

d. Trong hệ SI, đơn vị đo cơ năng là Jun (J).

   

Câu 13: Một quả bóng có khối lượng 0,5 kg đang di chuyển với tốc độ 2 m/s. Động năng của quả bóng là bao nhiêu?

Câu 14: Một vật có khối lượng 3 kg ở độ cao 4 m so với mặt đất. Hỏi thế năng trọng trường của vật là bao nhiêu?

Câu 15: Nếu một vật có động năng là 200 J và khối lượng là 10kg thì tốc độ của vật là bao nhiêu? 

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: