Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 2: Động năng. Thế năng - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Bài 2: Động năng. Thế năng sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 9 ôn luyện trắc nghiệm KHTN 9.
Trắc nghiệm KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng - Kết nối tri thức
Câu 1: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật.
B. trọng lượng của vật.
C. độ cao của vật.
D. tốc độ của vật.
Câu 2. Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì
A. thế năng của vật giảm dần.
B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần.
D. động lượng của vật giảm dần.
Câu 3. Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là
A. Thế năng đàn hồi.
B. Động năng.
C. Cơ năng.
D. Thế năng trọng trường.
Câu 4. Xét một vật chuyển động nhanh dần theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Động năng.
B. Cơ năng.
C. Thế năng.
D. Vận tốc.
Câu 5. Thế năng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường)?
A. Vị trí vật.
B. Vận tốc vật.
C. Khối lượng vật.
D. Độ cao.
Câu 6. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì?
A. Thế năng của vật giảm, động năng của vật tăng.
B. Thế năng của vật giảm, động năng của vật giảm.
C. Thế năng của vật tăng, động năng của vật tăng.
D. Thế năng của vật tăng, động năng của vật giảm.
Câu 7. Cho một vật có khối lượng m đang đặt ở độ cao h so với mặt đất. Khi tăng khối lượng lên 10 lần thì thế năng của vật
A. tăng 10 lần.
B. giảm 10 lần.
C. tăng 100 lần.
D. giảm 100 lần.
Câu 8. Cho một vật có khối lượng m đang đặt ở độ cao h so với mặt đất. Khi giảm độ cao của vật xuống 4 lần thì thế năng của vật
A. tăng 4 lần.
B. giảm 4 lần.
C. tăng 2 lần .
D. giảm 2 lần.
Câu 9. Cho một vật có khối lượng m đang đặt ở độ cao h so với mặt đất. Khi tăng khối lượng và độ cao của vật lên 4 lần thì thế năng của vật
A. tăng 8 lần.
B. giảm 8 lần.
C. tăng 16 lần.
D. giảm 16 lần.
Câu 10. Một vật đang chuyển động có thể không có
A. động lượng.
B. động năng.
C. thế năng.
D. cơ năng.
Câu 11: Một vật khối lượng m đang ở độ cao h so với mặt đất.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Vật không có thế năng trọng trường. |
|
|
b. Độ lớn của thế năng trọng trường được tính bằng Wt = Ph |
|
|
c. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2. |
|
|
d. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = dh |
|
|
Câu 12: Một vật khối lượng m đang ở độ cao h so với mặt đất và chuyển động với vận tốc v.
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a. Thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương. |
|
|
b. Giá trị của thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng. |
|
|
c. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của vật. |
|
|
d. Trong trọng trường, ở vị trí cao hơn vật luôn có thế năng lớn hơn. |
|
|
Câu 13: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 8J đối với mặt đất. Chọn mốc thế năng ở mặt đất, khi đó vật ở độ cao bao nhiêu?
Đáp án: ……………………………………………………………
Câu 14: Một vật khối lượng m ở độ cao 20m so với mặt đất có thế năng 100J đối với mặt đất. Chọn mốc thế năng ở mặt đất. Khối lượng của vật là bao nhiêu?
Đáp án: ……………………………………………………………
Câu 15: Một vật khối lượng 5kg, ở độ cao 15m so với mặt đất và chuyển động với tốc độ 2m/s. Chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng và động năng của vật là bao nhiêu?
Đáp án: ……………………………………………………………