Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 12.
Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế - Kết nối tri thức
Câu 1. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia được biểu hiện thông qua yếu tố nào sau đây?
A. Chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng.
B. Chỉ số đói nghèo có sự gia tăng nhanh chóng.
C. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
D. Loại bỏ ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
Câu 2. Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của một quốc gia mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của thế hệ tương lai là một trong những yêu cầu bắt buộc của
A. chuyển đổi kinh tế.
B. thành phần kinh tế.
C. chuyển dịch kinh tế.
D. phát triển bền vững.
Câu 3. GDP/ người là viết tắt của chỉ số nào sau đây?
A. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
B. Tổng thu nhập quốc dân.
C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.
D. Tổng sản phẩm quốc nội.
Câu 4. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội được gọi là
A. Phát triển kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế.
C. Cơ cấu kinh tế.
D. Thành phần kinh tế.
Câu 5. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua yếu tố nào sau đây?
A. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội.
B. Sự gia tăng dân số của một quốc gia.
C. Tổng diện tích đất được sử dụng.
D. Số lao động tham gia sản xuất.
Câu 6. Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) không bao gồm yếu tố nào sau đây?
A. Giá trị sản phẩm sử dụng ở khâu trung gian.
B. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.
C. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư.
D. Giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
Câu 7. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vai trò của phát triển kinh tế được thể hiện như thế nào?
A. Làm gia tăng sự không ổn định trong hệ thống tài chính.
B. Tạo chậm trễ cho việc thích nghi với những công nghệ mới.
C. Tăng cường chi phí cho khai thác tài nguyên thiên nhiên.
D. Giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngành kinh tế truyền thống.
Câu 8. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại không được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp.
C. Giảm tỉ trọng của tất cả các ngành.
D. Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp.
Câu 9. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là
A. MPI.
B. HDI.
C. GNI/ người.
D. Gini.
Câu 10. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?
Thông tin. …. là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hoá, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra (bao gồm cả ở trong và ngoài lãnh thổ quốc gia) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). |
A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
B. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).
C. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
D. Chỉ số phát triển con người (HDI).
Câu 11. Tổng sản phẩm quốc nội được viết tắt là
A. HDI.
B. GDP.
C. GNI.
D. NDI.
Câu 12. Chỉ tiêu tiến bộ xã hội trong phát triển kinh tế được thể hiện thông qua chỉ số nào dưới đây?
A. GDI.
B. HDI.
C. GNI.
D. GDP.
Câu 13. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế
A. so với mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới.
B. trong một thời gian nhất định so với thời kì gốc.
C. trong nhiều năm, nhiều thập kỉ liên tiếp.
D. so với các nền kinh tế khác trên thế giới.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?
A. Giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống.
B. Xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
C. Tạo tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng.
D. Góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
A. Tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt chất của một nền kinh tế.
C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.
D. Phát triển kinh tế có phạm vi hẹp hơn và đơn điệu hơn so với tăng trưởng kinh tế.