Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 12 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 12.
Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Kết nối tri thức
Câu 1. Trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp được thể hiện thông qua hành vi nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật về thuế và môi trường.
B. Không tuân thủ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
C. Sử dụng máy móc, thiết bị, nguyên liệu hết hạn sử dụng.
D. Xả thải chưa qua xử lí ra môi trường.
Câu 2. Hành vi nào sau đây vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
C. Tuân thủ quy định pháp luật về thuế, môi trường.
D. Miệt thị, xúc phạm, thiếu tôn trọng người lao động.
Câu 3. Đối với doanh nghiệp, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ góp phần
A. thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
B. nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu.
C. bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
D. hỗ trợ giải quyết khó khăn của cộng đồng.
Câu 4. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không bao gồm hình thức nào dưới đây?
A. Trách nhiệm pháp lí.
B. Trách nhiệm kinh tế.
C. Trách nhiệm tự chủ.
D. Trách nhiệm nhân văn.
Câu 5. Đối với xã hội, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của doanh nghiệp sẽ góp phần
A. nâng cao chất lượng, uy tín của doanh nghiệp.
B. bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
C. tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
D. tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng.
Câu 6. Trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp được thể hiện ở việc làm nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật về nộp thuế.
B. Triệt hạ đối thủ bằng mọi giá.
C. Cải tiến quy trình sản xuất.
D. Thực hiện đạo đức kinh doanh.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
C. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
D. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp?
A. Giúp doanh nghiệp tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực.
B. Giúp doanh nghiệp có thể độc chiếm thị trường.
C. Giúp doanh nghiệp tạo dựng tên tuổi của doanh nghiệp.
D. Giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh của mình.
Câu 9. Khái niệm nào được đề cập đến trong thông tin sau?
Thông tin. Toàn bộ trách nhiệm bắt buộc và tự nguyện mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội bằng những chính sách và việc làm cụ thể, nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước |
A. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
B. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
C. Chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.
D. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 10. Trường hợp dưới đây đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?
Trường hợp. Công ty P hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Trong nhiều năm qua, công ty thường xuyên thực hiện hoạt động quyên góp từ thiện, giúp đỡ nhân dân các vùng gặp thiên tai, khó khăn, hoạn nạn. Ngoài hoạt động cứu trợ thiên tai, công ty P còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, từ thiện khác với tổng kinh phí hằng năm lên tới hàng tỉ đồng. |
A. Trách nhiệm từ thiện.
B. Trách nhiệm kinh tế.
C. Trách nhiệm pháp lí.
D. Trách nhiệm bắt buộc.
Câu 11. Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Cửa hàng S thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
B. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
C. Doanh nghiệp B chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm khi phát hiện hàng hóa bị lỗi.
D. Doanh nghiệp A đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
Câu 12. Nhận xét về hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây:
Trường hợp. Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu. |
A. Cửa hàng M đã vi phạm trách nhiệm kinh tế.
B. Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
C. Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
D. Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.