X

Trắc nghiệm KTPL 12 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 10 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 12.

Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh - Kết nối tri thức

Câu 1. Khái niệm nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?

Thông tin. Bản mô tả những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài chính, kế hoạch bán hàng,... nhằm giúp chủ thể kinh doanh xác định được các nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đề ra.

A. Quản trị kinh doanh.

B. Dự án kinh doanh.

C. Kế hoạch kinh doanh.  

D. Kế hoạch tài chính.

Câu 2. Lập kế hoạch kinh doanh không giúp chủ thể kinh doanh

A. nắm bắt tình hình thực tế kinh doanh.

B. chủ động điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

C. ngay lập tức tăng doanh số và lợi nhuận.  

D. xây dựng được chiến lược kinh doanh.

Câu 3. Việc khởi đầu quan trọng cho hoạt động kinh doanh, giúp chủ thể xác định rõ mục tiêu, đường lối, chiến lược và lộ trình thực hiện nhiệm vụ để kinh doanh hiệu quả và thành công được gọi là

A. phân tích đối thủ cạnh tranh.

B. lập kế hoạch kinh doanh.  

C. lập ý tưởng kinh doanh.

D. xây dựng thị trường.

Câu 4. Kế hoạch kinh doanh xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, công việc dự định thực hiện và cách đạt được

A. trách nhiệm xã hội.

B. mục tiêu kinh doanh.  

C. trách nhiệm kinh tế.

D. mục tiêu xã hội.

Câu 5. Ý tưởng kinh doanh không được đánh giá dựa trên

A. tính hữu dụng.

B. tính sáng tạo.

C. tính vượt trội.

D. tính trừu tượng.    

Câu 6. Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, việc đặt ra những kế hoạch và mục tiêu cụ thể sẽ đạt được trong tương lai, bao gồm: doanh số bán hàng, tối ưu hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và uy tín, phát triển sản phẩm, mục tiêu xã hội và môi trường,... được gọi là

A. Xác định mục tiêu kinh doanh. 

B. Xác định chiến lược kinh doanh.

C. Xác định ý tưởng kinh doanh.

D. Phân tích điều kiện kinh doanh

Câu 7. Việc nhận diện rõ được đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh điểm yếu của cá nhân từ đó đánh giá khái quát những thuận lợi, khó khăn khi triển khai hoạt động kinh doanh là bước

A. xác định khách hàng mục tiêu.

B. xác định những cơ hội, rủi ro khi thực hiện ý tưởng kinh doanh.

C. xác định ý tưởng kinh doanh.

D. xác định các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.   

Câu 8. Nội dung nào sau đây được thể hiện trong kế hoạch kinh doanh?

A. Phiếu kiểm định chất lượng sản phẩm.

B. Thông số kĩ thuật của sản phẩm.

C. Công thức tạo ra sản phẩm.

D. Chiến lược kinh doanh.  

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh?

A. Giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu, chiến lược, thị trường.

B. Giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch.

C. Tăng khả năng huy động vốn cho chủ thể kinh doanh.

D. Là yếu tố đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của hoạt động kinh doanh.     

Câu 10. Mục tiêu mà hoạt động kinh doanh cần đạt được trong một khoảng thời gian dài có thể từ 2 đến 5 năm được gọi là mục tiêu

A. vô hạn.

B. trung hạn.  

C. ngắn hạn

D. dài hạn

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: