Lịch Sử lớp 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Chân trời sáng tạo
Lịch Sử lớp 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Chân trời sáng tạo
Với soạn, giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Lịch Sử 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Lịch Sử 6.
Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc
Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X
Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Câu hỏi trang 72 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Dựa vào thông tin bài học và tư liệu hình 14.1, em hãy:
- Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
- Nêu phạm vi không gian của nhà nước Văn Lang.
- Cho biết kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc địa phương nào ngày nay?
Lời giải:
- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.
- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay.
- Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Câu hỏi 1 trang 74 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Dựa vào sơ đồ 14.2, em hãy trình bày về bộ máy tổ chức của nhà nước Văn Lang.
Lời giải:
- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:
+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).
+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.
+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.
- Nhận xét: tổ chức nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ thống.
Câu hỏi 2 trang 74 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Quan sát các hình từ 14.3 đến 14.6 và kết hợp thông tin trong bài, em hãy cho biết nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước thời văn Lang?
Lời giải:
- Điểm mới trong tổ chức nhà nước thời Âu Lạc (so với nhà nước Văn Lang):
+ Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.
+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc
Câu hỏi trang 77 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Quan sát các hình từ 15.1 đến 15.7, kết hợp với thông tin trong bài, em hãy:
+ Miêu tả một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Luc?
+ Cho biết cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng để làm gì?
+ Vì sao người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn?
Lời giải:
* Đời sống vật chất của cư dân Văng Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Lũ:
- Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ (hình ảnh đôi nam – nữ đang giã gạo).
- Ở nhà sàn (hình ảnh chiếc nhà sàn)
- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, ghe (hình ảnh chiếc thuyền).
* Mục đích sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng:
+ Chiếc muôi đồng: để múc cơm/ canh/ mắm/ thức ăn…
+ Thạp đồng: có thể được sử dụng để đựng lúa/ nước…
* Nguyên nhân cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn:
- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển goặc trên sườn đồi. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ, ngập lụt vào mùa mưa; mặt khác, cũng có thể tận dụng mặt bằng bên dưới để phục vụ chăn nuôi.
Câu hỏi trang 79 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Dựa vào tư liệu 15.8, 15.9 và thông tin trong bài học, em hãy cho biết những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Lời giải:
- Điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:
+ Về tín ngưỡng:
- Có tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).
- Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.
+ Về phong tục – tập quán: người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.
Luyện tập 1 trang 80 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt có những phong tục gì nổi bật?
Lời giải:
- Những phong tục nổi bật của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc:
+ Tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).
+ Tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm.