Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225) sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Sự thành lập nhà Lý
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (nay là Hà Nội)
Chiếu dời đô tại Đền Đô (Bắc Ninh)
2. Tình hình chính trị
- Năm 1054, đổi tên nước thành Đại Việt.
- Tổ chức bộ máy nhà nước: xây dựng hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương.
+ Ở trung ương: Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Dưới vua là quan đại thần và bộ máy quan lại và các cơ quan điều hành, chuye.
+ Ở địa phương: cả nước chia thành các lộ/ phủ (ở đồng bằng), châu/ trại (ở miền núi); dưới lộ/ phủ/ châu/ trại là huyện/ hương, giáp/ thôn.
- Luật pháp: ban bộ luật Hình thư – đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.
- Quân đội:
+ Phiên chế thành 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”…
- Đối nội: thi hành chính sách đoàn kết dân tộc; gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
- Đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
3. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp được nhà nước chăm lo thông qua các chính sách:
+ Chia ruộng đất cho nông dân và nông dân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà vua.
+ Tiến hành lễ cày “tịch điền”.
+ Khuyến khích việc khai khẩn đất hoang.
+ Tiến hành các công việc trị thủy như: đào kênh mương, đắp đê phòng lụt,...
+ Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
Lễ cày Tịch điền được phục dựng tại Đọi Sơn (Hà Nam)
- Thủ công nghiệp:
+ Các cơ sở thủ công nghiệp của nhà nước chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc và các quan lại trong triều đình.
+ Thủ công nghiệp dân gian tiếp tục phát triển, sản phẩm phong phú, tinh xảo.
- Thương nghiệp:
+ Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.
+ Thăng Long trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt.
+ Thương cảng Vân Đồn được lập nên để trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
4. Tình hình xã hội
- Xã hội chia thành 2 giai cấp giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.
+ Giai cấp thống trị gồm: vua, quan lại, quý tộc.
+ Giai cấp bị thống trị, gồm: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.
- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.
- Mối quan hệ giữa các giai cấp vẫn hài hòa, mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.
Thời Lý, mối quan hệ xã hội giữa các giai cấp vẫn hài hòa (minh họa)
5. Thành tựu giáo dục và văn hóa
* Thành tựu về giáo dục
- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, vua Lý Nhân Tông mở Quốc Tử Giám để dạy học cho các hoàng tử, công chúa sau đó mở rộng cho con em quý tộc, quan lại, người học giỏi trong nước đến học tập.
Khuê Văn Các (Quốc Tử Giám – Hà Nội)
* Thành tựu về văn hóa
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ, ca, tản văn… Tiêu biểu là: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Thị đệ tử (Thiền sư Vạn Hạnh), Nam quốc sơn hà (khuyết danh)…
- Đạo Phật thịnh hành, được đông đảo quý tộc, quan lại và nhân dân tin theo.
- Các loại hình nghệ thuật dân gian như: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật,... phát triển.
- Kiến trúc, điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu như tháp Báo Thiên tượng Phật chủa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, Liên Hoa Đài...
Chùa Một cột (Hà Nội)