Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Tôn giáo
- Là quê hương của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo.
Ấn Độ là quê hương của Phật giáo (minh họa)
- Ấn Độ cũng là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.
- Tôn giáo gắn bó mật thiết cuộc sống người dân Ấn Độ.
2. Chữ viết và văn học
- Chữ Phạn có nguồn gốc từ thời cổ đại và đã đạt đến mức hoàn thiện. Chữ Phạn cũng là cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác như: Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri…
- Văn học:
+ Gồm nhiều thể loại (thơ, kịch, truyện thần thoại,…), chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
+ Tác phẩm tiêu biểu: vở kịch Sơ-cun-tơ-la…
Ka-li-đa-sa là ngôi sao sáng của sân khấu và văn học Ấn Độ
3. Kiến trúc, điêu khắc
- Nghệ thuật, điêu khắc của Ấn Độ:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo.
+ Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, ví dụ như: chùa hang A-gian-ta; Lăng Ta-giơ Ma-han, Lăng Hu-may-un…
Lăng Ta-giơ Ma-han