Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc
- Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, có 5 vương triều lớn cầm quyền ở Trung Quốc là Đường, Tống, Nguyên, Minh, và Thanh.
+ Dưới thời Đường (618 – 907), chế độ phong kiến ở Trung Quốc bước vào thời kì phát triển đỉnh cao
+ 907 – 960, Trung Quốc rơi vào tình trạng phân tán, gọi là thời kì Ngũ đại, Thập quốc
+ Năm 960, Triệu Khuông Dân lập ra nhà Tống. Sau một thời kì phát triển mạnh mẽ, từ thế kỉ XII, nhà Tống suy yếu và chịu nhiều sức ép quân sự từ các tộc người ở phía bắc. Tới 1279, nhà Tống hoàn toàn sụp đổ.
+ Năm 1258, người Mông Cổ từng bước đánh chiếm lãnh thổ Trung Quốc rồi lập ra nhà Nguyên (1271). Nền cai trị ngoại tộc của nhà Nguyên trong những năm 1271 – 1368 khiến mâu thuẫn giữa người Mông Cổ và người Hán trở nên sâu sắc, dẫn tới nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng.
Quân Mông Cổ xâm lược Trung Quốc (minh họa)
+ Năm 1368, sau khi lật đổ nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương đã lập ra nhà Minh (1368 - 1644). Đến đầu thế kỉ XVII, nhà Minh suy yếu. Năm 1644, nhà Minh sụp đổ.
+ Năm 1644, người Mãn Châu chiếm thành Bắc Kinh, bắt đầu xác lập nền cai trị của Vương triều Thanh ở Trung Quốc. Dưới thời ba vị vua Khang Hy, Ung Chỉnh, Càn Long, Trung Quốc phát triển ổn định. Từ thế kỉ XIX, nhà Mãn Thanh suy yếu rồi sụp đổ vào năm 1911.
Tranh biếm họa Trung Quốc (dưới thời Mãn Thanh) bị các nước thực dân “xâu xé”
2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường
Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa:
a) Chính trị:
- Bộ máy nhà nước được củng cố, kiện toàn chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
- Nhà Đường xâm lược các nước như là vùng Nội Mông, Tây Vực, bán đảo Triều Tiên,... giúp mở rộng lãnh thổ Trung Quốc.
b) Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.
- Nông nghiệp phát triển mạnh nhờ vào việc: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; thực hiện chế độ quân điền và áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,….
- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các xưởng sản xuất được tổ chức có quy mô lớn; có nhiều sản phẩm nổi tiếng như: gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng…
- Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, hoạt động giao lưu buôn bán được mở rộng.
+ Hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
+ Hình thành nhiều đô thị lớn, tiêu biểu là Trường An…
Thương nhân A-rập trên con đường Tơ lụa (tranh minh họa)
c) Văn hóa:
- Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, trong đó tiêu biểu nhất là lĩnh vực văn học, với nghệ thuật thơ Đường luật đạt đến đỉnh cao chuẩn mực.
3. Kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh
- Nông nghiệp: phát triển đa dạng, quy mô được mở rộng, nhờ thực hiện việc:
+ Quan tâm, chăm sóc đê điều, thủy lợi;
+ Đẩy mạnh khai hoang;
+ Du nhập nhiều loại cây trồng mới, như: cây bông, thuốc lá…
- Thủ công nghiệp:
+ Phát triển trên nhiều lĩnh vực như: in ấn, luyện kim, khai mỏ, đúc tiền, dệt lụa…
+ Sản xuất thủ công được tổ chức theo hình thức các xưởng của nhà nước và tư nhân với quy mô ngày càng lớn, được chuyên môn hóa và sử dụng nhiều nhân công.
Đồ gốm tráng men xanh thời Minh được lưu giữ tại Viện Bảo tàng quốc gia Anh quốc
- Thương nghiệp phát triển, mở rộng buôn bán với nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ….
- Nhiều thành thị phồn thịnh, tiêu biểu như: Nam Kinh, Bắc Kinh, Tô Châu…
- Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.