Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn
a) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Bất bình trước chính sách cai trị của nhà Minh, người Việt nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi song đều thất bại.
- Lê Lợi - một hào trưởng ở vùng đất Lam Sơn tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh.
- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đã tổ chức Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.
Hội thề Lũng Nhai (tranh minh họa)
- Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
b) Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 - 1423)
- Trong những năm đầu, nghĩa quân Lam Sơn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
- Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương tạm hòa với quân Minh để tranh thủ thời gian tìm phương hướng mới, củng cố lực lượng,...
c) Giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424 - 1425)
- Để gỡ thế bị bao vây, Nguyễn Chích hiến kế tiến váo đánh chiếm Nghệ An làm căn cứ, từ đó mở rộng giải phóng Tây Đô (Thanh Hoá) và Đông Quan.
- Cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân.
=> Cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên có sự thay đổi theo hướng có lợi cho nghĩa quân.
d) Khởi nghĩa toàn thắng (1426 - 1427)
- Tiến quân ra Bắc:
+ Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc và giành được nhiều thắng lợi.
+ Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động:
+ Tháng 10/1426, Vương Thông dẫn viện binh đến thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào quân chủ lực của nghĩa quân ở quanh thành.
+ Ngày 7/11/1426, quân Lam Sơn mai phục và chặn đánh quân Minh ở Tốt Động - Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay).
+ Quân Minh thất bại nặng nề và bị vây hãm trong thành Đông Quan.
- Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang
+ Tháng 10/1427, Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào Đại Việt.
+ Quân Lam Sơn tổ chức phục kích rồi nhanh chóng giành thắng lợi tại Chi Lăng (Lạng Sơn) và Xương Giang (Bắc Giang).
- Hội thề Đông Quan:
+ Nghĩa quân Lam Sơn khéo léo dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh quân Minh.
+ Ngày 10/12/1427, Hội thề Đông Quan giữa đại diện quân Minh và bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn diễn ra.
Hội thề Đông Quan (tranh minh họa)
+ Tháng 1/1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chi huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập.
+ Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.