Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới
a. Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí.
- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi đầu trong phong trào thám hiểm bằng đường biển.
- Một số cuộc phát kiến địa lí lớn:
+ Năm 1487, đoàn thám hiểm của B. Đi-a-xơ đến được điểm cực Nam châu Phi. Địa điểm này được đặt tên là Mũi Bão tố (sau này được gọi là mũi Hảo Vọng).
+ Năm 1498, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma cập bến Can-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.
+ Năm 1492, đoàn thám hiềm của C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.
+ Từ 1519 - 1522, đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển.
Lược đồ một số cuộc phát kiến địa lí lớn
b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Hệ quả tích cực:
+ Tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới, thị trường mới thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
+ Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường buôn bán.
- Hệ quả tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…
Nô lệ da đen bị áp bức, bóc lột
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa xã hội và những biến đổi trong xã hội Tây Âu
a. Sự nảy sinh chủ nghiã tư bản
- Quá trình tích lũy vốn và nhân công:
-Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu phi, châu Mĩ…
- Ở trong nước, giới quý tộc và thương nhân châu Âu cướp đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công
Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất (tranh minh họa)
- Biến đổi về kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lòng xã hội
+ Xuất hiện các công trường thủ công; đồn điền và công ty thương mại lớn
+ Quan hệ giữa chủ công trương thủ công,chủ đồn điền… với người làm thuê là quan hệ: chủ xuất vốn - thợ xuất sức.
b. Sự biến đổi của xã hội Tây Âu
Xã hội hình thành các giai cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
- Giai cấp tư sản:
+ Là những chủ công trường thủ công; chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn
+ Có thế lực về kinh tế, nhưng chưa có quyền lực chính trị.
- Giai cấp vô sản:
+ Là những lao động làm thuê cho chủ tư bản
+ Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột
+ Trong thời gian đầu, giai cấp vô sản đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng, chống chế độ phong kiến
Giai cấp vô sản bị giai cấp tư sản bóc lột (tranh minh họa)