X

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

I. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1. Nguyên nhân

♦ Nguyên nhân sâu xa

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã làm nảy sinh những mâu thuẫn không thể điều hoà giữa các nước đế quốc, trong đó mâu thuẫn lớn nhất liên quan đến vấn đề thị trường và thuộc địa.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu: phe Liên minh gồm Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a (1882) và phe Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907). Cả hai khối đều ráo riết chuẩn bị chiến tranh để tranh giành thuộc địa.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

♦ Nguyên nhân trực tiếp

- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

2) Diễn biến chính

- Giai đoạn 1 (1914 - 1916)

+ Chiến sự diễn ra chủ yếu ở châu Âu

+ Thời gian đầu, ưu thế nghiêng về phía phe Liên minh; từ cuối năm 1915, hai Phe Liên minh và Hiệp ước duy trì thế cầm cự.

+ Đến cuối năm 1916, Đức, Áo - Hung buộc phải chuyển sang thế phòng ngự.

- Giai đoạn 2 (1916 - 1918)

+ Tháng 4/1917, Mỹ tham chiến, đứng về phía phe Hiệp ước.

+ Tháng 11/1197, Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Sau đó, Nga rút khỏi cuộc chiến.

+ Từ giữa năm 1918, phe Hiệp ước tiến hành phản công trên khắp các mặt trận; phe Liên minh liên tiếp thất bại.

+ Tháng 11/1918, Đức kí Hiệp ước đầu hàng. Chiến tranh kết thúc

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

3) Hậu quả, tác động và tính chất

♦ Hậu quả

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại thuộc về phe Liên minh. Chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Cụ thể là:

+ Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

+ Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

♦ Tác động

- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi với sự tan rã của các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung và Ốt-tô-man, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…

- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”.

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Thành công của cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

♦ Tính chất: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở các hai bên tham chiến.

II. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

1. Nguyên nhân bùng nổ

- Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về hòa bình, ruộng đất, tự do của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng; chính quyền cách mạng vẫn chưa thuộc về giai cấp vô sản.

- Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.

=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga:

+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trước tình hình đó, V.I. Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch, tiếp tục lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

2. Diễn biến chính

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa năm 1917 ở Nga có quá trình chuẩn bị lâu dài về đường lối và lực lượng cách mạng, gắn liền với vai trò lãnh đạo của Lênin.

- Các sự kiện chính của Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917:

+ Tháng 4/1917, Lênin từ Thụy Sĩ về nước, soạn thảo và trình bày bản Luận cương tháng Tư.

+ Tháng 7/1917, Chính phủ tư sản lâm thời đàn áp nhân dân, truy nã Lênin và những người trong Đảng Bôn-sê-vích.

+ Tháng 8/1917, Lênin và Đảng vô sản lãnh đạo quần chúng nhân dân tiếp tục chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

+ Đêm 24/10/1917, quân khởi nghĩa đánh chiếm Pê-tơ-rô-grát, rồi bao vây Cung điện Mùa Đông.

+ Đêm 25/10/1917, Cung điện mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu.

+ Đến tháng 3/1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

3. Ý nghĩa lịch sử và tác động

♦ Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với nước Nga:

+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã xóa bỏ chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ, lập nên chính quyền Xô viết của nhân dân lao động.

+ Nước Nga bước vào thời kì tự do và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đối với thế giới:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản để đi tới thắng lợi;

+ Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

♦ Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử nhân loại và cục diện chính trị thế giới: nước Nga Xô viết ra đời đã chặt đứt một khâu yếu nhất của hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội chủ nghĩa đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Cánh diều hay khác: