X

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

I. Sự ra đời của nhà Nguyễn

- Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, con trưởng là Quang Toàn lên ngôi. Nội bộ triều đình Tây Sơn nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, năm 1801, Nguyễn Ánh huy động lực lượng đánh ra Phú Xuân (Huế), vua Quang Toàn chạy ra Bắc Hà.

- Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.

- Năm 1804, nhà Nguyễn đổi tên nước thành Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

II. Tình hình chính trị

♦ Tổ chức bộ máy nhà nước

- Dưới thời vua Gia Long, cả nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do Tổng trấn phụ trách và các Trực doanh do triều đình trực tiếp quản lí.

- Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.

♦ Luật pháp

- Năm 1815, vua Gia Long cho ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long), gồm 398 điều, nội dung quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước, tôn ti trật tự phong kiến, nhưng cũng đề cao tính nhân đạo.

♦ Quân đội

- Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,...

- Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.

♦ Chính sách đối ngoại

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo. Năm 1803, Gia Long cử sứ thần sang nhà Thanh xin đổi quốc hiệu và cầu phong. Năm 1804, nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long.

- Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.

- Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

III. Tình hình kinh tế

Nông nghiệp

- Các vua Nguyễn thực hiện nhiều chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp, như: khuyến khích người dân khai khẩn đất hoang, tu sửa đê điều, đào kênh mương, đặt chức Doanh điền sứ....

- Những chính sách tích cực của nhà Nguyễn đã góp phần mở rộng diện tích đất canh tác trên cả nước, nhiều đồn điền được thành lập ở các tỉnh Nam Kì.

- Tuy nhiên, phần lớn ruộng đất vẫn tập trung trong tay địa chủ, nông dân không có hoặc có ít ruộng cày cấy. Hằng năm lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Tình trạng ruộng đất hoang hóa còn phổ biến.

Thủ công nghiệp

- Nhà Nguyễn lập xưởng đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng tàu,... ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định và tập trung thợ giỏi ở các địa phương về sản xuất.

- Nghề thủ công truyền thống trong dân gian được tiếp tục duy trì, với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc (Hà Nội), lụa Bảo An (Quảng Nam),... Tuy nhiên, do chế độ công tượng hà khắc và thuế khóa nặng nề, sản xuất thủ công nhìn chung kém phát triển.

Thương nghiệp

- Về nội thương:

+ Đất nước thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán trong nước.

+ Các vua nhà Nguyễn tích cực cho sửa sang đường sá, đào sông ngòi để thuận tiện cho việc đi lại.

+ Nhiều chợ làng, chợ huyện được mở thêm.

- Về ngoại thương:

+ Nhà Nguyễn tiếp tục duy trì trao đổi, buôn bán với Trung Quốc và các nước trong khu vực như Xiêm, Mã Lai,... sản phẩm trao đổi chủ yếu là gạo, đường, lâm sản, len, dạ, đồ sứ, vũ khí,...

+ Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn hạn chế trao đổi buôn bán.

+ Hoạt động giao thương với nước ngoài của tư nhân bị kìm hãm.

IV. Tình hình xã hội

- Dưới thời Nguyễn, giai cấp thống trị gồm có quý tộc, quan lại, địa chủ, cường hào; giai cấp bị trị là các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó nông dân chiếm đa số.

- Trong xã hội, tệ quan tham diễn ra phổ biến.

- Ở nông thôn, địa chủ và cường hào ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nông dân. Dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra. Ở nhiều nơi, đời sống người dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại triều đình.

- Trong nửa đầu thế kỉ XIX, trên cả nước diễn ra khoảng 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856),...

V. Tình hình văn hóa

- Tôn giáo, tư tưởng:

+ Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo.

+ Từ thời vua Minh Mạng, nhà nước thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với Thiên Chúa giáo.

+ Ở các địa phương, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển, nhiều đền thờ, đình làng được xây dựng, trùng tu.

- Giáo dục, khoa cử: dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục, khoa cử Nho học được củng cố.

+ Năm 1807, nhà Nguyễn tổ chức kì thi Hương đầu tiên, năm 1822 tổ chức kì thi Hội đầu tiên.

+ Quốc Tử Giám được xây dựng ở Huế để đào tạo nhân tài.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, tiêu biểu với các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...

+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều loại hình phong phú như: tục ngữ, ca dao, hò vè, truyện tiếu lâm,....

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu dân gian phát triển phong phú với nhiều loại hình, như hát chèo, tuồng, quan họ, trống quân, hát xoan, hát lượn,...

+ Nghệ thuật vẽ tranh cũng phát triển với nhiều loại như tranh sơn mài, tranh dân gian,... nổi tiếng là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội).

+ Nghệ thuật kiến trúc gắn liền với các công trình đặc sắc như: kinh thành Huế, Cột cờ Hà Nội, Khuê Văn Các (Hà Nội),....

+ Nghệ thuật cung đình phát triển rực rỡ, với các loại hình phong phú như hát, múa, nhạc,... tiêu biểu là Nhã nhạc cung đình Huế.

- Khoa học - kĩ thuật: có những bước tiến mới trên nhiều lĩnh vực.

+ Sử học có những công trình tiêu biểu như: Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn),...

+ Địa lí có những tác phẩm nổi bật như: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),...

+ Chế tạo máy cưa xẻ gỗ chạy bằng sức nước, đóng thuyền cỡ lớn,...

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

VI. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn

♦ Quá trình thực thi chủ quyền

- Đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các vua nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách như: thiết lập đơn vị hành chính, tiến hành đo đạc, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền,...

- Hằng năm, nhà Nguyễn huy động các cơ quan, chức quan trong triều phối hợp với các địa phương ven biển và ngư dân Quảng Ngãi, Bình Định thực hiện những biện pháp thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Một số tự kiện tiêu biểu trong quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn:

+ Năm 1803, tái lập đội Hoàng Sa có nhiệm vụ đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ,…

+ Năm 1816, cắm cờ xác định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.

+ Năm 1833, dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa;

+ Năm 1836, quy định hằng năm cử người ra Hoàng Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền;

+ Năm 1869, cử người ra quần đảo Trường Sa hỗ trợ hơn 500 người nước ngoài bị mắc cạn.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

♦ Ý nghĩa: Những biện pháp thực thi chủ quyền và việc thể hiện hai địa danh Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa trên bản đồ hành chính thời vua Minh Mạng là những bằng chứng khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Cánh diều hay khác: