X

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

1. Bối cảnh lịch sử

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng:

+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra; thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.

+ Đời sống nhân dân cơ cực.

=> Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

2 Một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: hoạt động chính ở vùng Đồ Sơn, Văn Đồn... sau đó, mở rộng ra vùng: Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Kết quả: năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Địa bàn hoạt động: vùng Điện Biên, Tây Bắc

+ Kết quả: sau khi Hoàng Công Chất  mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi nghĩa, kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: xây dựng căn cứ ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

+ Kết quả: năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

- Kết quả: các cuộc khởi nghĩa diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân;

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

- Tác động:

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện;

+ Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: