Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 10 (có đáp án): Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8.
Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 10 (có đáp án): Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
Câu 1. Hình thức độc quyền phổ biến tại Mĩ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. các-ten.
B. xanh-đi-ca.
C. tơ-rớt.
D. công-xooc-xi-om.
Câu 2. Sự kết hợp giữa tư bản ngân và tư bản công nghiệp đã đưa đến sự hình thành của tầng lớp nào sau đây?
A. Tư bản công thương.
B. Tư bản tài chính.
C. Tư bản nhà nước.
D. Tư bản nông nghiệp.
Câu 3. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của
A. tầng lớp tư bản ngân hàng.
B. tầng lớp tư bản công nghiệp.
C. các công trường thủ công.
D. các công ty độc quyền.
Câu 4. Các công ty độc quyền bắt đầu xuất hiện ở các nước tư bản Âu - Mĩ vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XX.
D. Đầu thế kỉ XXI.
Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về
A. sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
B. xuất khẩu tư bản và sản xuất công nghiệp.
C. xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
D. hệ thống thuộc địa và sản xuất công nghiệp.
Câu 6. Thể chế chính trị ở Anh là
A. quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa tổng thống.
C. quân chủ lập hiến.
D. dân chủ nhân dân.
Câu 7. Nguyên nhân nào khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Pháp phát triển chậm lại (giai đoạn cuối thế kỉ XIX)?
A. Không sử dụng máy móc trong sản xuất công nghiệp.
B. Ảnh hưởng từ thất bại sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ.
C. Hệ thống thuộc địa thu hẹp, sức mua của nhân dân giảm sút.
D. Tư sản Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp trong nước.
Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 9. Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Đức đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?
A. Dẫn đầu thế giới.
B. Thứ 2 thế giới.
C. Thứ 3 thế giới.
D. Thứ 4 thế giới.
Câu 10. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trên lĩnh vực đối ngoại, giới cầm quyền Đức chủ trương
A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
C. tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.
D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.
Câu 11. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua dầu mỏ” của nước Mỹ?
A. Rốc-phe-lơ.
B. Moóc-gân.
C. Pho.
D. Clin-tơn.
Câu 12. Hai đảng thay nhau nắm quyền ở nước Mỹ là
A. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
C. Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ.
D. Đảng Quốc đại và Đảng Cộng sản.
Câu 13. Năm 1899, Mỹ tuyên bố chính sách “mở cửa”, cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Việt Nam.
D. Nhật Bản.
Câu 14. Anh và Đức là hai quốc gia theo thể chế
A. quân chủ lập hiến.
B. cộng hòa tổng thống.
C. quân chủ chuyên chế.
D. dân chủ nhân dân.
Câu 15. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?
A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.