X

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917


Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8.

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Câu 1. Đức, Áo - Hung và Italia là những nước thuộc phe

A. Hiệp ước.

B. Đồng minh.

C. Liên minh.

D. Phát xít.

Câu 2. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.

B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.

C. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.

D. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát.

Câu 3. Chiến tranh thế giới thứ nhất được châm ngòi bởi sự kiện nào dưới đây?

A. Đức tấn công Ba Lan.

B. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

C. Anh tuyên chiến với Đức.

D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi.

Câu 4. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cả hai khối Liên minh và Hiệp ước đều

A. có ít thị trường và thuộc địa.

B. có nhiều thị trường và thuộc địa.

C. tích cực chạy đua vũ trang.

D. có kẻ thù chung là Liên Xô.

Câu 5. Năm 1917, Mĩ tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và đứng về phe nào?

A. Phe Liên minh.

B. Phe Hiệp ước.

C. Phe Đồng minh.

D. Phe phát xít.

Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe

A. Đồng minh.

B. phát xít.

C. Hiệp ước.

D. Liên minh.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đế quốc.

B. Xâm lược.

C. Phi nghĩa.

D. Chính nghĩa.

Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

B. Nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa.

C. Mĩ tham gia vào phe Hiệp ước ngay từ khi chiến tranh mới bùng nổ.

D. Chiến tranh kết thúc, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng.

Câu 9. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Khiến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.

B. Lôi cuốn 38 nước với hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

C. Khiến 10 triệu binh lính bị chết và khoảng 20 triệu người bị thương.

D. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Tính chất nhân đạo và chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

B. Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

C. Mĩ tham gia vào phe Hiệp ước ngay từ khi chiến tranh mới bùng nổ.

D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát là nguyên nhân sâu xa bùng nổ chiến tranh.

Câu 11. Sự kiện nào đã làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng, đưa nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng xã hội vào năm 1917?

A. Nga hoàng tuyên bố đầu hàng phe Liên minh.

B. Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.        

B. Nga phát động cuộc chiến tranh với Nhật.

C. Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố vỡ nợ.    

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917?

A. Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế.

B. Cục diện hai chính quyền song song tồn tại.

C. Nền chuyên chính vô sản được thiết lập.

D. Chính phủ tư sản lâm thời bị lật đổ.

Câu 13. Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917) được đặt dưới sự lãnh đạo của

A. Đảng Bôn-sê-vích.     

B. Đảng Men-sê-vích.

C. Đảng cộng sản Nga.   

D. Đảng công nhân xã hội Nga.

Câu 14. Sau Cách mạng tháng Hai, vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga là gì?

A. Lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế.

B. Phá vỡ thế bao vây, cô lập của các nước đế quốc.

C. bảo vệ và củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.

D. Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

Câu 15. Đầu năm 1918, Cách mạng tháng Mười Nga

A. bùng nổ.

B. đã thất bại hoàn toàn.

C. giành thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grát.

D. giành được thắng lợi hoàn toàn.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga đối với thế giới?

A. Phá vỡ trận tuyến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.

B. Cổ vũ, chỉ ra con đường đấu tranh thắng lợi cho giai cấp vô sản thế giới.

C. Mở ra khuynh hướng đấu tranh giải phóng mới cho các dân tộc thuộc địa.

D. Đưa người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng một chế độ mới ở Nga.

Câu 17. Mười ngày rung chuyển thế giới là tác phẩm của Giôn Rít (người Mỹ), xuất bản năm 1919 diễn giải nguyên nhân và diễn biến của cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871.

B. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907.

C. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

D. Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917.

Câu 18. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã

A. đưa nhân dân Nga lên làm chủ vận mệnh của mình.

B. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

C. giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.

D. giúp Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

A. Dẫn đến cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga.

B. Thắng lợi, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.

C. Thắng lợi, đưa đến sự ra đời của Chính phủ tư sản lâm thời.

D. Lật đổ sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga.

Câu 20. Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh về vấn đề nào?

Tư liệu: “…Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công nông và các dân tộc bị áp bức, các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ đế quốc chủ nghĩa và tư bản…”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 2, trang 280).

A. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười (1917).

B. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười (1917).

C. Nguyên nhân bùng nổ của Cách mạng tháng Mười (1917).

D. Mục tiêu đấu tranh của Cách mạng tháng Mười (1917).

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: