Với 12 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8.
Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917
Câu 1. Trong những năm 1897 - 1914, thực dân Pháp đã tiến hành
A. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
B. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
C. công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự.
D. cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
Đáp án đúng là: B
Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đến kinh tế Việt Nam?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị vơi cạn.
B. Nền kinh tế phát triển thiếu cân đối.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ.
D. Du nhập phương thức tư bản chủ nghĩa.
Đáp án đúng là: C
- Dưới tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.
Câu 3. Những lực lượng xã hội nào mới xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914)?
A. tiểu tư sản thành thị và nông dân.
B. công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
C. tư sản, công nhân và địa chủ.
D. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.
Đáp án đúng là: B
Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
Câu 4. Nội dung dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị của thực dân Pháp trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục ở Việt Nam trong những năm 1897 - 1914?
A. Mở các trường dạy tiếng Pháp.
B. Truyền bá văn hóa phương Tây.
C. Đào tạo một lớp người thân Pháp.
D. Xóa bỏ các hủ tục, tệ nạn trong xã hội.
Đáp án đúng là: D
- Chính sách cai trị của thực dân Pháp trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục:
+ Chú trọng truyền bá văn hóa phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
+ Đào tạo một lớp người thân Pháp để làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa.
+ Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
+ Khuyến khích, cổ súy các hủ tục, tệ nạn xã hội.
Câu 5. Phong trào Đông Du gắn liền với tên tuổi của nhà yêu nước nào?
A. Lương Ngọc Quyến.
B. Nguyễn Tất Thành.
C. Phan Châu Trinh.
D. Phan Bội Châu.
Đáp án đúng là: D
Phong trào Đông Du gắn liền với tên tuổi của nhà yêu nước Phan Bội Châu.
Câu 6. Năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập tổ chức nào?
A. Hội Duy tân.
B. Việt Nam Nghĩa đoàn.
C. Việt Nam Quang phục hội.
D. Việt Nam Quốc dân Đảng.
Đáp án đúng là: C
Năm 1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã cùng các nhà yêu nước khác thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội, nhằm “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.
Câu 7. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong hai câu thơ sau?
“Năm xưa đề xướng Duy tân
Viết thất điều trần, tố cáo tội vua”
A. Lương Văn Can.
B. Phan Bội Châu.
C. Trần Cao Vân.
D. Phan Châu Trinh.
Đáp án đúng là: D
- Hai câu thơ trên đã cung cấp những dữ liệu quan trọng về hoạt động yêu nước của chí sĩ Phan Châu Trinh:
+ Phan Châu Trinh (1872 - 1926) quê ở phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ông là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách.
+ Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
+ Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và chịu mức án 3 năm tù ở Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền thực dân đưa ông sang Pháp.
+ Đầu năm 1922, Phan Châu Trinh đến Mácxây (Pháp). Cũng trong năm này, vua Khải Định được đưa sang Pháp dự cuộc hội chợ thuộc địa tại Mácxây do thực dân Pháp tổ chức, nhằm khuếch trương công lao “khai hóa” của Pháp. Trước tình hình ấy, Phan Châu Trinh đã viết “Thất điều thư” kể 7 tội đáng chém của Khải Định.
Câu 8. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
A. phong trào Đông du.
B. cuộc vận động Duy tân.
C. vụ Hà thành đầu độc.
D. phong trào Cần vương.
Đáp án đúng là: B
Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở một số tỉnh Trung Kỳ.
Câu 9. Điểm giống nhau giữa xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?
A. Có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
B. Không bị động trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
C. Xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
D. Do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.
Đáp án đúng là: C
- Điểm tương đồng giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là đều: xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp. Vì:
+ Cả hai xu hướng: bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX mới chỉ nhìn thấy được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa (hoặc là mâu thuẫn dân tộc, hoặc là mâu thuẫn giai cấp) nên chỉ chủ trương chống Pháp hoặc chống phong kiến => chưa có sự kết hợp giữa chống đế quốc xâm lược và chống phong kiến đầu hàng. Đây chính là một trong những hạn chế của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều mang yếu tố “cầu viện”, “nhờ cậy” vào lực lượng bên ngoài,... Ví dụ: Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật bản để đánh đuổi thực dân Pháp; Phân Châu Trinh muốn dựa vào thực dân Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại.
+ Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều đặt dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ (thức thời) với các đại diện tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,...
Câu 10. Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?
A. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
B. Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.
C. Tác động mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới.
D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Đáp án đúng là: C
- Nội dung đáp án C không phù hợp, vì: con đường cách mạng vô sản chỉ xuất hiện sau thành công của cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917.
Câu 11. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
A. Xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
B. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
C. Xác định được con đường cứu nước mới cho dân tộc.
D. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
Đáp án đúng là: D
- Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Ái Quốc bôn ba qua nhiều quốc gia, châu lục. Trong quá trình đó, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều chuyển biến quan trọng: từ sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động; nhận biết về bạn và thù,… => những nhận thức của Nguyễn Tất Thành tuy mới bước đầu nhưng đúng hướng, đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.
Câu 12. Đầu thế kỉ XX, hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành và các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam đều
A. có quá trình khảo sát thực tiễn ở các nước tư bản phương Tây.
B. chủ trương cầu viện bên ngoài để giành độc lập cho dân tộc.
C. có sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước sang lập trường tư sản.
D. xuất phát từ động cơ yêu nước, nhằm mục đích cứu nước, cứu dân.
Đáp án đúng là: D
- Điểm tương đồng trong hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành và các sĩ phu tiến bộ ở Việt Nam có điểm tương đồng là đều: xuất phát từ động cơ yêu nước, nhằm mục đích cứu nước, cứu dân.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: