500 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 (hay,chi tiết)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 500 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 (hay,chi tiết) đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm Văn 11 từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn 11.
Mục lục câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Học kì 1
Tuần 1
Tuần 2
- Trắc nghiệm bài Tự tình
- Trắc nghiệm bài Câu cá mùa thu (Thu điếu)
- Trắc nghiệm bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm bài Thao tác lập luận phân tích
Tuần 3
- Trắc nghiệm bài Thương vợ - Trần Tế Xương
- Trắc nghiệm bài Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
- Trắc nghiệm bài Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương
- Trắc nghiệm bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Tuần 4
- Trắc nghiệm bài Bài ca ngất ngưởng
- Trắc nghiệm bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Trắc nghiệm bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Tuần 5
- Trắc nghiệm bài Lẽ ghét thương
- Trắc nghiệm bài Chạy giặc
- Trắc nghiệm bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Tuần 6
- Trắc nghiệm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
- Trắc nghiệm bài Thực hành về thành ngữ, điển cố
Tuần 7
- Trắc nghiệm bài Chiếu cầu hiền
- Trắc nghiệm bài Xin lập khoa luật
- Trắc nghiệm bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Tuần 8
Tuần 9
Tuần 10
Tuần 11
- Trắc nghiệm bài Chữ người tử tù
- Trắc nghiệm bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Trắc nghiệm bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
Tuần 12
Tuần 13
- Trắc nghiệm bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện
- Trắc nghiệm bài Chí Phèo - Phần 1: Tác giả Nam Cao
- Trắc nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
Tuần 14
- Trắc nghiệm bài Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm
- Trắc nghiệm bài Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Trắc nghiệm bài Bản tin
Tuần 15
- Trắc nghiệm bài Cha con nghĩa nặng
- Trắc nghiệm bài Tinh thần thể dục
- Trắc nghiệm bài Luyện tập viết bản tin
- Trắc nghiệm bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Tuần 16
- Trắc nghiệm bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Trắc nghiệm bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Tuần 17
Tuần 18
- Trắc nghiệm bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Trắc nghiệm bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Học kì 2
Tuần 19
Tuần 20
Tuần 21
Tuần 22
Tuần 23
Tuần 24
- Trắc nghiệm bài Từ ấy
- Trắc nghiệm bài Lai tân
- Trắc nghiệm bài Nhớ đồng
- Trắc nghiệm bài Tương tư
- Trắc nghiệm bài Chiều xuân
- Trắc nghiệm bài Tiểu sử tóm tắt
Tuần 25
Tuần 26
- Trắc nghiệm bài Tôi yêu em
- Trắc nghiệm bài Bài thơ số 28
- Trắc nghiệm bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Tuần 27
Tuần 28
- Trắc nghiệm bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Trắc nghiệm bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận
Tuần 29
- Trắc nghiệm bài Về luân lí xã hội ở nước ta
- Trắc nghiệm bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
Tuần 30
Tuần 31
Tuần 32
- Trắc nghiệm bài Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
- Trắc nghiệm bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
Tuần 33
Tuần 34
- Trắc nghiệm bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2
- Trắc nghiệm bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Trắc nghiệm bài Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2
- Trắc nghiệm bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Trắc nghiệm bài Vào phủ Chúa Trịnh có đáp án
A. Vài nét về tác giả Lê Hữu Trác
Câu 1 : Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?
A. Hải Thượng Lãn Ông
B. Thanh Hiên
C. Ức Trai
D. Mộng Tích
Lê Hữu Trác tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.
Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên
Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai
Tú Xương tên hiệu là Mộng Tích
Chọn đáp án : A
Câu 2 : Lê Hữu Trác sinh ra ở đâu?
A. Làng Yên Ninh, phủ Bắc Giang
B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
C. Phường Bích Câu, Thăng Long
D. Làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, Hà Đông
Lê Hữu Trác sinh ra ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên)
Chọn đáp án : B
Câu 3 : Phần lớn cuộc đời Lê Hữu Trác hoạt động ở lĩnh vực văn học. Đúng hay sai?
Phần lớn cuộc đời ông hoạt động y học.
Câu 4 : Đáp án nào không phải là nội dung đúng về bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh?
A. Tác phẩm ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc
B. Hải Thượng y tông tâm lĩnh không những có giá trị về ý học mà còn có giá trị về văn học
C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển
D. Hải Thượng y tông tâm lĩnh viết bằng chữ Nôm
Hải Thượng y tông tâm lĩnh được viết bằng chữ Hán, viết vào năm 1770.
Chọn đáp án : D
Câu 5 : Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Lê Hữu Trác?
A. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học
B. Ông là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp
C. Ông là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa đến kinh tế, chính trị
D. Tuy ông bị mù hai mắt, ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân
Lê Hữu Trác là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
Chọn đáp án : A
B. Tìm hiểu chung về văn bản Vào phủ Chúa Trịnh
Câu 1 : Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Nôm. Đúng hay sai?
Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Hán.
Câu 2 : Thể loại của Thượng kinh kí sự ?
A. Bút ký
B. Hồi ký
C. Kí sự
D. Tùy bút
Chọn đáp án : C
Khái niệm các thể loại:
- Bút ký:là thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn. Bút ký khác truyện ngắn ở chỗ tác giả bút ký không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực.
- Hồi kí: là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc đời tác giả.
- Kí sự: là một thể loại kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.
- Tùy bút: là viết tuỳ thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó. Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.
Thượng kinh kí sự thuộc thể loại kí sự.
Câu 3 : Vị trí của tác phẩm Thượng kinh kí sự trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh ?
A. Đầu bộ
B. Giữa bộ
C. Cuối bộ
D. Không nằm trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh
Thượng kinh kí sự được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.
Chọn đáp án : C
Câu 4 : Vào phủ chúa Trịnh trích từ tác phẩm nào dưới đây?
A. Vũ trung tùy bút
B. Thượng kinh kí sự
C. Bạch Vân am tập
D. Vân Đài loại ngừ
Vào phủ chú Trịnh trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.
Chọn đáp án : B
Câu 5 : Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về bệnh của thế tử Trịnh Cán?
A. Do thế tử đam mê tửu sắc
B. Do thế tử u uất về tình duyên trắc trở
C. Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi
D. Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi
Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:
“Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.
Chọn đáp án : C
.............................
Trắc nghiệm bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân có đáp án
Câu 1 : Trong cuộc sống hàng ngày, người Việt Nam có thể giao tiếp với nhau là nhờ?
A. Mọi người đều là thành viên của xã hội
B. Mọi người đều có những mối quan tâm chung khá giống nhau
C. Mọi người đều dùng một ngôn ngữ chung, đó là tiếng Việt
D. Càng ngày càng có nhiều phương tiện hỗ trợ giao tiếp
Chọn đáp án : C
Câu 2 : Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Người ta học tiếng mẹ đẻ chủ yếu qua....”
A. Các phương tiện truyền thông đại chúng
B. sách vở ở nhà trường
C. các bài ca dao, dân ca, những câu thành ngữ, tục ngữ
D. giao tiếp hàng ngày trong gia đình và xã hội
Chọn đáp án : D
Câu 3 : Nói đến lời nói cá nhân là nói đến:
A. Sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong những tình huống cụ thể.
B. Những sáng tạo ngôn ngữ độc đáo của từng người nhằm đóng góp cho vốn ngôn ngữ chung của xã hội.
C. Cách phát âm riêng biệt của từng người, khó lòng có hai người phát âm hoàn toàn giống nhau.
D. Cách dùng từ riêng biệt của từng người trong giao tiếp hằng ngày với gia đình và xã hội.
Chọn đáp án : A
Câu 4 : Các nhà văn, nhà thơ thường phải lao động vất vả trong việc lựa chọn từ ngữ, đặt câu là do:
A. Họ muốn để lại dấu ấn cá nhân trong việc vận dụng ngôn ngữ chung
B. Nếu không lựa chọn từ ngữ chính xác thì có thể dẫn đến sự hiểu nhầm
C. Các nhà văn muốn tiếng Việt mỗi ngày có thêm nhiều từ ngữ khác lạ
D. Nhà văn bao giờ cũng có cách viết khác hẳn những người bình thường
Chọn đáp án : A
Câu 5 : Nói đến tiếng Việt như là tài sản chung cho mọi người là nói:
A. Mọi người đều có 1 hệ thống ngữ pháp chung.
B. Mọi người đều có một vốn từ chung, rất lớn.
C. Tuy cách phát âm của mỗi người có thể khác nhau nhưng vẫn có một hệ thống các âm chung.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Chọn đáp án : D
.............................
.............................
.............................