Trắc nghiệm Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) có đáp án
Trắc nghiệm Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết bám sát nội dung bài học giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.
Câu 1 : Văn bản “Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” thuộc thể loại nào?
A. Chính luận
B. Miêu tả
C. Nhật dụng
D. Tự sự
Chọn đáp án : A
Câu 2 : Văn bản ”Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” từng được đăng trên tờ báo nào?
A. Người An Nam.
B. Nam Kì bách nhật báo
C. Người cùng khổ.
D. Tiếng chuông rè.
Chọn đáp án : D
Câu 3 : Căn cứ vào đâu để tác giả nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn?
A. Tiếng “nước mình” được nhiều dân tộc trên thế giới biết đến và học tập theo.
B. Tiếng “nước mình” có nhiều từ ngữ phong phú, có thể diễn tả được tất cả khía cạnh của cuộc sống.
C. Người An Nam có thể dịch các tác phẩm của người nước ngoài sang tiếng nước mình và có thể diễn đạt rõ ràng những điều họ suy nghĩ.
D. Nhiều tác phẩm tiếng Việt không thể dịch sang các ngôn ngữ khác do các ngôn ngữ đó không thể diễn tả hết được.
Chọn đáp án : C
Câu 4 : Trong văn bản, tác giả cho rằng yếu tố nào là quan trọng nhất giúp các dân tộc thoát khỏi cảnh bị áp bức.
A. Tiếng nói, chữ viết
B. Sức mạnh của lực lượng quân sự.
C. Yếu tố con người
D. Sức mạnh của lực lượng quân sự.
Chọn đáp án : A
Câu 5 : Câu nào dưới đây không nói về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn An Ninh?
A. Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi diễn thuyết và những bài báo nổi tiếng, gây xôn xao dư luận.
B. Ông từng đảm nhận những chức vụ quan trọng trong chính quyền cách mạng sau Cách mạng tháng Tám 1945.
C. Ông từng làm chủ tờ báo yêu nước tiến bộ Tiếng chuông rè, dịch Khế ước xã hội của Ru-xô và soạn vở tuồng Hai Bà Trưng.
D. Là một nhà báo, một nhà văn, một nhà yêu nước tiến bộ của nước ta đến đầu thế kỉ XX.
Chọn đáp án : B
Câu 6 : Trong văn bản, tác giả cho rằng một số người đã lấy lí do gì để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình?
A. Tiếng mẹ đẻ không phải là ngôn ngữ chính thức
B. Tiếng mẹ đẻ không giúp giải phóng dân tộc.
C. Tiếng mẹ đẻ quá khó tiếp nhận.
D. Tiếng mẹ đẻ quá nghèo nàn.
Chọn đáp án : D
Câu 7 : Văn bản “Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” là của tác giả nào?
A. Nguyễn Trường Tộ
B. Nguyễn Ái Quốc
C. Phan Châu Trinh
D. Nguyễn An Ninh
Chọn đáp án : D
Câu 8 : Trong văn bản, Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi “Tây hóa”?
A. Hành vi coi thường văn hóa phương Tây, cố chấp, không chịu học tập những điều hay của nền văn hóa đó.
B. Hành vi bập bẹ vài ba tiếng Tây, có nhặt những cái tầm thường của văn hóa châu Âu để chứng tỏ mình được đào tạo theo kiểu Tây.
C. Hành vi đem văn hóa phương Tây cải biến thành văn hóa dân tộc dẫn đến làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Hành vi coi thường văn hóa dân tộc, đánh mất tiếng mẹ đẻ, chạy theo những giá trị tầm thường của văn hóa châu Âu để chứng tỏ mình được đào tạo theo kiểu Tây.
Chọn đáp án : B
Câu 9 : Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Vì thế đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối...
A. Bản sắc văn hóa của dân tộc.
B. Ngôn ngữ tiếng Việt
C. Nền văn minh phương Đông.
D. Sự tự do của chính mình.
Chọn đáp án : D
Câu 10 : Theo tác giả, tiếng nói có vai trò quan trọng như thế nào đối với vận mệnh dân tộc?
A. Giúp mở rộng giao lưu, tiếp xúc giữa các quốc gia trên thế giới.
B. Người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập dân tộc, giúp giải phóng các dân tộc bị trị.
C. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, không làm mất đi bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
D. Tránh được nguy cơ bị dân tộc khác đồng hóa.
Chọn đáp án : B