Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 có đáp án
Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 có đáp án
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết bám sát nội dung bài học giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.
Câu 1 : Trong văn nghị luận, khi bác bỏ 1 ý kiến nào đó, ta không nên làm gì?
A. Trích dẫn 1 cách trung thực, đầy đủ ý kiến cần bác bỏ.
B. Chỉ ra chỗ sai trong ý kiến cần bác bỏ.
C. Chỉ ra nguyên nhân của cái sai trong ý kiến cần bác bỏ.
D. Nêu lên cách sửa sai trong ý kiến cần bác bỏ.
Chọn đáp án : D
Câu 2 : Thế nào là bình luận?
A. Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc các mặt trong cùng một sự vật để chỉ ra những nét giốn nhau hoặc khác nhau giữa chúng.
B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác… từ đó nêu ý kiến, có tính thuyết phục.
C. Chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của chúng.
D. Bàn bạc về sự đúng sai, thật giả, hay dơ, lợi hại của ý kiến, chủ trương, sự việc, hiện tượng, con người, tác phẩm văn học….
Chọn đáp án : D
Câu 3 : Khi được giao viết một bài văn để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức, với đề tài: "Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch". Vì sao bài viết đó nên là một bài bình luận?
A. Vì người viết cần phải đưa ra được chính kiến, quan điểm của mình
B. Phải thuyết phục được mọi người rằng đó là quan điểm đúng, thái độ đúng, nên làm, nên nghe theo.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Chọn đáp án : C
Câu 4 : Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?
A. Là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.
B. Là trình bày y nguyên nội dung của văn bản gốc.
C. Là trình bày bổ sung thêm nội dung so với văn bản gốc theo một mục đích định trước.
D. Là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.
E. Là trình bày ngắn gọn, khái quát nghệ thuật của văn bản gốc.
Chọn đáp án : A
Câu 5 : Ý nào không cần nêu trong văn bản tiểu sử tóm tắt với mục đích để tìm hiểu, nghiên cứu hoặc giới thiệu cho người khác biết?
A. Những nét chính về nhân thân của người được viết tiểu sử tóm tắt.
B. Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của người được viết tiểu sử tóm tắt.
C. Đánh giá chung về người được viết tiểu sử tóm tắt.
D. Phần tự đánh giá của người được viết tiểu sử tóm tắt.
Chọn đáp án : D