Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
Điều kiện phản ứng
- Dung dịch HNO3.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho kim loại bạc tác dụng với dung dịch axit nitric đặc nóng
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu và khí màu nâu đỏ thoát ra.
Bạn có biết
Các kim loại trung bình và yếu như Ag, Cu,....: kim loại trung bình, yếu thì có tính khử yếu, nên có khả năng khử N+5 trong HNO3 xuống N+4 tương ứng trong NO2
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho phản ứng sau: Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
Hệ số cân bằng tối giản của HNO3 trong phản ứng trên:
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hướng dẫn:
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
Đáp án: B
Ví dụ 2: Cho m g Ag tác dụng với dung dịch axit nitric đặc thu được dung dịch X và 3,36 lít (đktc) khí có màu nâu thoát ra . Giá trị của m là :
A. 10,8 g B. 16,2 g
C. 21,6 g D. 27g
Hướng dẫn:
nNO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
Theo phương trình: nAg = nNO2 = 0,15 mol → mAg = 0,15 . 108 = 16,2 g
Đáp án: B
Ví dụ 3: Cho 10,8 g Ag tác dụng với dung dịch axit nitric đặc thu được dung dịch X và V lít (đktc) khí có màu nâu thoát ra . Giá trị của V là :
A. 2,24 l B. 22,4 l
C. 3,36 l D. 4,48 l
Hướng dẫn:
nAg = 10,8/108 = 0,1 mol
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
Theo phương trình: nNO2 = nAg = 0,1 mol → VNO2 = 0,1 . 22,4 = 22,4 l
Đáp án: A