C4H8 + 6O2 4CO2 + 4H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
C4H8 + 6O2 4CO2 + 4H2O
Điều kiện phản ứng
- Đốt cháy.
Cách thực hiện phản ứng
- Đốt cháy khí buten trong không khí, sau phản ứng thu được khí CO2 và hơi nước.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Phản ứng trên gọi là phản ứng oxi hóa hoàn toàn.
- Khi đốt cháy anken, số mol H2O thu được sau phản ứng luôn bằng số mol CO2.
Bạn có biết
- Phản ứng trên gọi là phản ứng oxi hóa hoàn toàn.
- Khi đốt cháy anken, số mol H2O thu được sau phản ứng luôn bằng số mol CO2.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1 anken. Số nguyên tử H trong ankan bằng số nguyên tử C trong anken. Đốt cháy 3 g hỗn hợp A thu được 5,4g H2O. CTPT và % khối lượng các chất trong A là:
A. CH4: 46,67%; C4H8 : 53,33%
B. CH4: 53,33%; C4H8: 46,67%
C. C2H6: 33,33%; C6H12: 66,67%
D. C2H6: 66,67%; C6H12: 33,33%
Hướng dẫn:
nH2O = 0,3 với mA = 3 = 12. NCO2 + 2. NH2O ⇒ nCO2 = 0,2 mol
⇒ nAnkan = 0,3 – 0,2 = 0,1 với mAnkan < 3 ⇒ MAnkan < 30 chọn 16 là CH4 và Anken C4H8 ⇒ %CH4 = 0,1.16/3 = 0,533
Đáp án B.
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn khí C4H8 , dẫn toàn bộ sản phẩm cháy dẫn qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình 1 tăng 9g, bình 2 tăng m gam. Giá trị của m là:
A. 22 g
B. 44
C. 66 g
D. 11 g
Hướng dẫn:
C4H8 + 6O2 4CO2 + 4H2O
nH2O = nCO2 = 0,5 mol ⇒ mbình tăng 2 = mCO2 = 0,5.44 = 22 g
Đáp án A
Ví dụ 3: Chia hỗn hợp 3 anken: C2H4, C3H6, C4H8 thành 2 phần bằng nhau:
- Đốt cháy phần 1 sinh ra 5,4g H2O
- Phần 2 cho tác dụng với hiđro (có Ni xúc tác), đốt cháy sản phẩm sau phản ứng rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu đựơc là:
A. 29g
B. 30g
C. 31g
D. 32g
Hướng dẫn
Với anken nH2O = nCO2 = 0,3 → Khi đốt thành phần CO2 không đổi → m↓ = 30g
Đáp án B.