X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

CH2=CH2 + H2 CH<sub>2</sub>=CH<sub>2</sub> + H<sub>2</sub> → CH<sub>3</sub>–CH<sub>3</sub> | Cân bằng phương trình hóa học CH3–CH3 - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

    CH2=CH2 + H2 CH<sub>2</sub>=CH<sub>2</sub> + H<sub>2</sub> → CH<sub>3</sub>–CH<sub>3</sub> | Cân bằng phương trình hóa học CH3–CH3

Điều kiện phản ứng

- Đun nóng, xúc tác niken (hoặc platin hoặc palađi).

Cách thực hiện phản ứng

- Đun nóng hỗn hợp eten và H2 với xúc tác niken, eten kết hợp với H2 thành etan (C2H6).

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Sản phẩm sinh ra không làm mất màu dung dịch brom.

Bạn có biết

- Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng.

- Tương tự eten, các anken khác cũng tác dụng với H2 với xúc tác niken thành ankan tương ứng.

- Tỉ lệ phản ứng luôn là 1:1

- Khối lượng trước và sau phản ứng luôn bằng nhau

- Số mol sau phản ứng luôn giảm → Số mol H2 phản ứng = nđ - ns

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng với H2?

 A. CH4.

 B. C2H6.

 C. C3H6.

 D. C3H8.

Hướng dẫn:

Các anken tác dụng với H2 với xúc tác niken thành ankan tương ứng.

Đáp án C.

Ví dụ 2: Xúc tác cho phản ứng cộng H2 vào anken là

 A. Ni.

 B. Pt.

 C. Pb.

 D. Ni hoặc Pt.

Hướng dẫn:

Xúc tác cho phản ứng cộng H2 vào anken là niken (hoặc platin hoặc palađi).

Đáp án D.

Ví dụ 3: Dãy đồng đẳng nào sau đây tham gia phản ứng cộng với H2 theo tỉ lệ 1:1?

 A. Ankin.

 B. Anken.

 C. Ankan.

 D. Ankađien.

Hướng dẫn

Trong phân tử anken chứa một liên kết pi, có thể tham gia phản ứng cộng với H2 theo tỉ lệ 1:1.

Đáp án B.

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: