3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2NaCl + 4H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2NaCl + 4H2O
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho mảnh Cu vào dung dịch NaNO3 môi trường axit HCl.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Cu tan dần trong dung dịch và có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.
Bạn có biết
- Đồng tác dụng được với các muối nitrat trong môi trường axit.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
Cu + HCl + NaNO3 → CuCl2 + NO + NaCl + H2O
Hệ số cân bằng của các chất ở phản ứng trên lần lượt là:
A. 3,4,2,3,3,2,4 B. 2,6,2,6,4,2,4
C. 3,4,2,3,4,2,4 D. 3,8,2,3,2,2,4.
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Cu → Cu2+ + 2e………x3
N+5 + 3e → N+2……x2
Cân bằng Pt: 3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2NaCl + 4H2O
Ví dụ 2: Trong phản ứng 3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2NaCl + 4H2O. NaNO3 đóng vai trò
A. chất oxi hóa
B. chất khử
C. môi trường
D. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
Đáp án C
Ví dụ 3: Cho các dung dịch sau: HCl, HCl + NaNO3, Fe(NO3)3, NaNO3. Số dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Cu không tác dụng với HCl và không tác dụng với NaNO3.