Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Có kết tửa trắng xám bám vào mảnh đồng ⇒ đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối tạo thành kết tủa.
Bạn có biết
- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó ở trong dãy điện hóa ở trong muối.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
A. Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
- Các phản ứng xảy ra:
Cu(dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag.
Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + Cu.
Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.
Ví dụ 2: Phản ứng hóa học nào sau đây xảy ra?
A. Cu(NO3)2 + 2Ag → Cu + 2AgNO3
B. Cu + Pb(NO3)2 → Cu(NO3)2 + Pb
C. Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe
D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Vì Cu khử được những ion của những kim loại đứng sau nó trong muối.
Ví dụ 3: Ngâm 1 lá đông trong dung dịch AgNO3. Sau 1 thời gian lấy ra thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 1.52g. Khối lượng Cu phản ứng là
A. 0,64g B. 0,32g
C. 6,4g D. 3,2g
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Cu (x mol) + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (2x mol)
mtăng = 108.2x – 64x = 1,52g ⇒ x = 0.01 mol ⇒ mCu = 0,64g.