X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

    3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho mảnh Cu vào dung dịch KNO3 môi trường axit HCl.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Cu tan dần trong dung dịch tạo thành màu xanh và có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.

Bạn có biết

- Đồng tác dụng được với các muối nitrat trong môi trường axit.

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các dung dịch loãng: (1) KNO3, (2) Fe(NO3)2, (3) HNO3, (4) AgNO3, (5) hỗn hợp gồm KNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là.

A. 2      B. 3

C. 4      D. 5

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Các dung dịch phản ứng với Cu là AgNO3 và KNO3 + HCl

Ví dụ 2: Cho phản ứng hóa học sau: Cu + HCl + KNO3 → CuCl2 + NO + KCl + H2O.

Tổng hệ số cân bằng của phương trình là

A. 21      B. 22

C. 23      D. 24

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Ta có Cu → Cu2+ + 2e………x3

N+5 +3e → N+2………x2

⇒ Cân bằng: 3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O

⇒ tổng hệ số cb là 24.

Ví dụ 3: Cho 9,6 gam Cu vào dung dịch chứa KNO3 và HCl. Để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V khí NO (duy nhất). Giá trị V là

A. 6,72l      B. 3,36l

C. 2,24l      D. 4,48l

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

nCu = 0,15mol

3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O

Theo pt: nNO = 2/3. nCu = (2/3). 0,15 = 0,1 mol ⇒ VNO = 0,1. 22,4 = 2,24l

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: