X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

CuCl2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaCl2 - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

    CuCl2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaCl2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch CuCl2.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Ba(OH)2 tan trong dung dịch và tạo kết tủa màu xanh.

Bạn có biết

- Tương tự muối clorua như FeCl2, AlCl3… khi cho vào dung dịch kiềm đều tạo thành kết tủa.

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các dãy chất NH4Cl, AlCl3, MgCl2, FeCl3, NaCl. Số chất tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 1      B. 2

C. 3      D. 4

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Số chất tác dụng với Ba(OH)2 tạo kết tủa là AlCl3, MgCl2, FeCl3.

2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3 + 3BaCl2

MgCl2 + Ba(OH)2 → Mg(OH)2 + BaCl2

2AlCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaCl2

Ví dụ 2: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong 1 dung dịch (phản ứng với nhau)?

A. CuCl2 và Ba(OH)2

B. KCl và Na2SO4

C. CaCl2 và NaNO3

D. BaSO4 và H2SO4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Vì CuCl2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaCl2

Ví dụ 3: Cho 171g dung dịch Ba(OH)2 10% vào dung dịch CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là

A. 19,6g      B. 4,9g

C. 9,8g      D. 17,4g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

mBa(OH)2 = (171.10)/100 = 17,1g ⇒ nKOH = 0,1 mol

CuCl2 + Ba(OH)2 (0,1) → Cu(OH)2 (0,1 mol) + BaCl2

mCu(OH)2 = 0,1. 98 = 9,8g

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: