CuCl2 + AgNO3 → Cu(NO3)2 + AgCl↓ - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
CuCl2 + AgNO3 → Cu(NO3)2 + AgCl↓
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch CuCl2.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Dung dịch mất màu và tạo kết tủa AgCl kết tủa trắng.
Bạn có biết
- Muối Clorua (FeCl2, MgCl2, KCl ….) và axit clohidric (HCl) có thể phản ứng được với AgNO3 tạo kết tủa trắng.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các chất: Fe, HCl, AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2. Số cặp chất tác dụng với nhau là ?
A. 5 B. 4
C. 6 D. 7
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Có 7 cặp
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
2AgNO3 + CuCl2 → 2AgCl + Cu(NO3)2
Ví dụ 2: Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa ?
A. BaCl2, Na2SO4
B. Na2CO3, Ba(OH)2
C. BaCl2, AgNO3
D. NaCl, K2SO4
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Vì A tạo kết tủa BaSO4, B tạo kết tủa BaCO3, C tạo kết tủa AgCl.
Ví dụ 3: Cho 0,1 mol dung dịch CuCl2 vào AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,35g B. 28,7g
C. 43,05g D. 57,4g
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
CuCl2 (0,1) + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2AgCl↓ (0,2 mol)
mAgCl = 0,2. 143,5 = 28,7g.