2FeCl2 + 2HCl +H2O2 → H2O + 2FeCl3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
2FeCl2 + 2HCl +H2O2 → H2O + 2FeCl3
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
- Cho FeCl2 tác dụng với H2O2 trong HCl
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Dung dịch FeCl2 lục nhạt dần chuyển sang màu vàng nâu của dung dịch FeCl3
Bạn có biết
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Hướng dẫn giải
"Khử cho, O nhận" ⇒ Fe là chất khử, Cu2+ là chất oxi hóa
⇒ sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
Đáp án : D
Ví dụ 2: Ở điều kiện thường Fe phản ứng với dung dịch nào sau đây:
A. FeCl3. B. ZnCl2. C. NaCl. D. MgCl2.
Hướng dẫn giải
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Đáp án : A
Ví dụ 3: Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của quặng là
A.Hematit. B. Manhetit. C. Pirit. D. Xiđerit.
Hướng dẫn giải
Quặng sắt tác dụng HNO3 không có khí thoát ra → quặng sắt chứa Fe2O3.
→ Quặng hematit
Đáp án : A