SBT Ngữ văn 10 Bài tập tiếng Việt trang 27, 28 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài tập tiếng Việt trang 27, 28 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập tiếng Việt trang 27, 28 - Cánh diều

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Cách sắp xếp trật tự từ trong các ngữ liệu dưới đây thể hiện ý nghĩa và sắc thái biểu cảm khác nhau như thế nào?

a) Anh về bao giờ?

Bao giờ anh về?

b) Bức tranh ấy rất đẹp.

Bức tranh rất đẹp ấy

c) Đau đớn thay phận đàn bà! (Nguyễn Du)

Phận đàn bà đau đớn thay!

d) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đổi chè, đồng xanh ngào ngạt. (Tố Hữu)

Trả lời:

a) Anh về bao giờ? là câu hỏi về quá khứ, sự việc đã xảy ra.

Bao giờ anh về? là câu hỏi về tương lai, sự việc chưa xảy ra.

b) Bức tranh ấy rất đẹp là một câu hoàn chỉnh, có kết cấu C - V.

Bức tranh rất đẹp ấy là một cụm danh từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh.

c) Câu Đau đớn thay phận đàn bà! có tính biểu cảm, hình tượng và nhấn mạnh nhờ đảo ngữ.

Câu Phận đàn bà đau đớn thay! chỉ có tính biểu cảm, tính nhấn mạnh chưa cao vì vẫn theo trật tự thông thường.

d) Câu thơ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! có cấu trúc đảo ngữ, tạo nên được cách nói đầy biểu cảm và hình tượng.

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các câu sau:

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến nổi tiếng.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt.

d) Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Trả lời:

a) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “của Hồ Xuân Hương” đặt không đúng quan hệ ngữ pháp trong câu.

- Cách sửa: Đưa cụm từ “của Hồ Xuân Hương” về sau cụm từ “là một trong những bài thơ” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ của Hồ Xuân Hương cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền.”.

b) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu không lô gích, không chặt chẽ. Định ngữ “nổi tiếng” đặt sai vị trí, làm cho câu trở nên mơ hồ.

- Cách sửa: Đưa từ “nổi tiếng” về sau cụm từ “chùm thơ thu” làm định ngữ trong cụm danh từ “chùm thơ thu nổi tiếng” thành câu tường minh về ngữ nghĩa:

“Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng

của Nguyễn Khuyến.”.

c)

- Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “như răng, mắt” đặt không đúng trật tự từ trong câu và thiếu quan hệ từ “về” gây mơ hồ cho nghĩa của câu.

- Cách sửa: Đưa cụm từ “như răng, mắt” về sau cụm từ “dụng cụ chuyên khoa” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như về răng, về mắt cho các trạm y tế xã.”.

d)

- Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu đặt không đúng lô gích của trình tự thông thường, gây mơ hồ cho nghĩa của câu. Trật tự này phi lí ở chỗ hành động “úp nón lên mặt” lại diễn ra trước hành động “nằm xuống ngủ”.

- Cách sửa: Đưa cụm từ “nằm xuống” lên trước cụm từ “úp cái nón lên mặt” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.”.

Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b) Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ máy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c) Lao xao chợ cả làng ngư phủ,

Đăng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

(Nguyễn Trãi)

d) Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

(Trần Tế Xương)

Trả lời:

a) Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.

Trật tự từ thông thường phải là: “Trống canh dồn văng vẳng đêm khuya”.

- Lác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “đêm khuya văng vẳng” lên trước “trống canh dồn”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến không gian, thời gian vắng vẻ của trời đất trước tâm trạng con người.

b) - Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Trật tự từ thông thường phải là: “Vài chú tiều lom khom dưới núi / Mấy nhà chợ lác đác bên sông”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lom khom dưới núi”, “lác đác bên sông” lên trước “vài chú tiều”, “mấy nhà chợ”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến không gian heo hút, thưa thớt, vắng vẻ tịch liêu của sông núi nơi Đèo Ngang trước tâm trạng cô đơn của con người.

c) - Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ / Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Trật tự từ thông thường phải là: “Chợ cá làng ngư phủ lao xao / Cầm ve lầu tịch dương dắng dỏi”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lao xao”, “dắng dỏi” lên trước “chợ cá làng ngư phủ”, “cầm ve lầu tịch dương”, tác giả có chủ ý nhắn mạnh đến âm thanh gợi cảnh nhộn nhịp của cuộc sống ngày hè.

d) - Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng / Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Trật tự từ thông thường phải là: “Thân cò lặn lội khi quãng vắng / Mặt nước buổi đò đông eo sèo”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lặn lội”, “eo sèo” lên trước “thân cò khi quãng vắng”, “mặt nước buổi đò đông”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến cuộc sống vất vả của người nông dân (lặ lội) và bấp bênh của cuộc sống mưu sinh (co sèo) một cách hình tượng hoá, có tác dụng biểu cảm cao.

Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Khảo sát và sưu tầm một số lỗi về dùng từ, trật tự từ trên báo mạng hiện nay. Phân tích nguyên nhân lỗi và đề xuất cách sửa cho từng trường hợp.

Trả lời:

Câu: “Hàng nội chiếm lĩnh thị trường đồ dùng học tập”

Lỗi sai: trật tự từ sai, bị đảo lộn giữa các từ ngữ.

Chữa lại: Đồ dùng học tập do hàng nội địa sản xuất đang chiếm lĩnh thị trường.

Câu: “9 xe lăn tặng bệnh viện ung bướu TP.HCM”

Sai: Đảo lộn trật tự các từ ngữ

Chữa: Bệnh viện ung bướu TPHCM đã được tặng 9 xe lăn phục vụ cho bệnh nhân.

Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phân tích tác dụng và hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong các trường hợp sau:

a) Của ta trời đất đêm ngày

Núi kia, đồi nọ, sông này của ta (Tố Hữu)

b) Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao)

c) Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si. (Xuân Diệu)

Trả lời:

a)

- Trật tự từ khác nhau của câu thơ được thể hiện ở từ ngữ “của ta” đảm nhận chức vụ cú pháp và ngữ nghĩa khác nhau. Trong câu thơ thứ nhất, vị ngữ “của ta” đặt trước chủ ngữ (trời, đất, đêm, ngày); còn trong câu thơ thứ hai, vị ngữ “của ta” đặt sau chủ ngữ (núi kia, đồi nọ, sông này).

- Tác dụng tu từ: Bằng việc sắp xếp trật tự từ khác nhau, tác giả có dụng ý diễn đạt khẳng định chủ quyền và sở hữu “của ta” đối với mọi vật trong không gian và thời gian. Sự khẳng định “của ta” lúc ở đầu câu thơ, lúc ở cuối câu thơ đã thể hiện được sự khác nhau của sự việc và thời điểm được nói đến trong các câu thơ.

b)- Bài ca dao gồm bốn câu thơ nhưng trật tự từ được sắp xếp ở những vị trí rất khác nhau. Đó là sự thay đổi trật tự của các từ ngữ: lá xanh, bông trắng, nhị vàng.

- Tác dụng tu từ: Dụng ý tu từ của việc thay đổi vị trí các từ ngữ này trong mỗi câu thơ, một mặt để phù hợp với sự hài hoà của vần điệu, nhịp điệu câu thơ, mặt khác miêu tả được chân thực và sinh động trạng thái, tính chất của con người trong sự quan sát vẻ đẹp của loài hoa sen từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong một cách kĩ lưỡng.

c)

- Đoạn trích của Xuân Diệu gồm bốn câu thơ, mỗi câu thơ, về nội dung đều gồm ba bộ phận: phần chỉ định vị trí (này đây), phần nêu sự vật và phần nêu kẻ sở hữu chứa quan hệ từ “của” (của yến anh); trong đó, hai câu có trật tự cú pháp thông thường (câu 2 và câu 3), còn hai câu có sự thay đổi trật tự so với cú pháp thông thường (câu 1 và câu 4).

Tác dụng tu từ: Cách sắp xếp khác nhau này tạo tính nhạc, tính sinh động và vần điệu cho câu thơ, phù hợp với sự nhộn nhịp của cuộc sống. Có thể viết lại câu 1 và câu 4 theo trật tự cú pháp thông thường như sau: “Này đây tuần tháng mật của ong bướm / Này đây khúc tình si của yến anh”.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: