SBT Ngữ văn 10 Tự tình - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Tự tình sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Tự tình - Cánh diều

Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Qua một số hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương, hãy xác định thời gian mà chủ thể trữ tình thổ lộ tâm sự của mình.

Trả lời:

- Thời gian mà chủ thể chữ tình thổ lộ tâm trạng của mình:

Đêm khuya, vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn

Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phương án nào sau đây chỉ ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương?

A. Trong trẻo, nhẹ nhàng

B. Phóng khoáng, bay bồng

C. U huyền, cô tịch

D. Mạnh mẽ, quyết hệt

Trả lời:

Chọn đáp án: D. mạnh mẽ, quyết liệt.

Câu 3 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Câu nào sau đây không chỉ ra vẻ đẹp nghệ thuật của bài Tự tình (bài 2)?

A. Việc sử dụng vần trong bài thơ là hết sức độc đáo.

B. Sự vận động của tứ thơ đi từ tả cảnh đến bộc lộ tâm tình.

C. Nhà thơ đã kết hợp bút pháp kì ảo và hiện thực trong miêu tả cảnh vật.

D. Trong bài thơ, việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ là hết sức táo bạo và mới mẻ.

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Nhà thơ đã kết hợp bút pháp kì ảo và hiện thực trong miêu tả cảnh vật.

Câu 4 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Trả lời:

- Thời gian: Đêm khuya.

- Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

- Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

- Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé - hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

- Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn.

Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:

+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.

+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình

→ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên

Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình?

Trả lời:

Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

Câu 7:

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân

⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.

Câu 8:

- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

Câu 7 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác với các bài thơ Đường luật đã được học?

Trả lời:

- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ của Hồ Xuân Hương có nhiều điểm khác với những bài thơ Đường luật mà các em đã được học, hoặc đã đọc. Ở đây, nội dung bài thơ thể hiện sự bứt phá về phong cách của Hồ Xuân Hương khi diễn tả một cách rõ nét tâm trạng và khát vọng của chủ thể trữ tình - Đây cũng là một nét mới khi đa số các bài thơ trung đại đều ít thể hiện một cách rõ nét cái “tôi” của tác giả và gần như không thổ lộ nỗi đau khổ về tinh thân, đặc biệt trong quan hệ nam nữ và hôn nhân.

- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ sắc sảo, góc cạnh, mang bản sắc cá tính sáng tạo rất rõ nét, do đó mà làm nổi bật tâm trạng của chủ thể trữ tình. Cách gieo vần độc đáo của Hồ Xuân Hương cũng thể hiện rõ nét cá tính của tác giả.

- Nhiều động từ mạnh được đưa lên đầu câu thơ gây ấn tượng cho người đọc.

- Từ ngữ chỉ mức độ được sử dụng một cách sinh động: dồn, xế, chưa trỏn, mảnh, tí con con, …

- Nghệ thuật đối được nhà thơ vận dụng triệt để. Đối ở hai câu thực và hai câu luận:

+ Ở hai câu thực, các hình ảnh đối rất lạ và táo bạo: đối “chén rượu” với “vầng trăng”, giữa trạng thái say lại tỉnh của con người với sự chuyển đổi của Mặt Trăng

(thiên nhiên) - từ “khuyết” sang “chưa tròn” (không có sự viên mãn). Cả con người và vầng trăng đều cô đơn.

+ Trong hai câu luận, đối rất rõ giữa động từ với động từ (xiên - đâm), giữa hỉnh ảnh gần trước mặt và xa cuối tầm nhìn, giữa hình ảnh thấp của những đám rêu và độ cao của núi tạo nên ân tượng mạnh mẽ, bứt phá.

Việc dùng từ ngữ mạnh và tận dụng các về đối có các hình ảnh đối lập với từ chỉ mức độ triệt đề thể hiện tình cảm, khát vọng mãnh liệt của chủ thể trữ tình.

Câu 8 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Lựa chọn và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu để thấy được sự đối lập giữa cảnh và tình được Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Có thể nói là trong toàn bộ bài Tự tình (bài 2) tác giả đã thể hiện sự đối lập “oái ăm” giữa cảnh và tình. Nhưng trong đó tiêu biểu hơn cả là các hình ảnh ở hai câu để, hai câu thực và hai câu kết:

- Hai câu đề là sự đối lập giữa cảnh và tình: Đêm khuya đáng ra phải là lúc yên giấc

thì chủ thể trữ tình lại thao thức không thể ngủ nổi bởi những nỗi niềm riêng tư. Oái ăm là giữa lúc ấy tiếng trống canh liên hồi càng làm cho sự trăn trở thành sự bực bội, càng làm “trơ” ra, thừa ra cái “vô duyên” của người con gái đang mong chờ hạnh phúc.

- Hai câu thực: Nỗi buồn ập đến, người phụ nữ mượn chút rượu để quên sầu nhưng ngặt một nỗi là “càng uống thì càng tỉnh”, bóng trăng xế như cũng đang trêu chọc con người.

- Hai câu kết: thể hiện nỗi chán chường của chủ thể trữ tình trước tình cảnh của mình. Đang tuổi xuân thì khát khao hạnh phúc nhưng đáp lại sự chờ đợi ấy là việc tình cảm mà người phụ nữ có được chỉ là một chút “tí con con”, cho thấy hoàn cảnh bạc bẽo mà người phụ nữ phải gánh chịu. Mùa xuân thì cứ xoay vần, còn tuổi xuân của con người sẽ dần vơi đi, sẽ đến lúc không quay trở lại nữa.

Cả bài thơ là một sự đối lập giữa cảnh và tình.

Câu 9 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tự tình (bài 3)

(HỒ XUÂN HƯƠNG)

Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghènh.

Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.”.

(Thơ Hô Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

(1) Chiếc bách: chiếc thuyên, mảnh thuyền:?

(2) Lèo: dây buộc từ cánh buôm đến chỗ lái để điều khiển cho buồm hứng gió.

(1) Thăm ván: xuất phát từ thành ngữ thăm ván bán thuyền, chỉ người thay lòng đổi dạ một cách nhanh chóng, vừa quen người mới đã phụ bạc người cũ, giống như người vừa biết có ván (gỗ đóng thuyền) tốt đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.

a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.

b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến vấn đề được phản ánh trong bài thơ Tự tình (bài 2) đã được học ở sách Ngữ văn 10?

c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

d) Hãy phân tích để thấy được nghệ thuật so sánh mà Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ Tự tình (bài 3)

- Đây là bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

- Nên chia bố cục bài thơ theo kết cấu của một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú gồm: đề, thực, luận, kết.

b) Bài thơ Tự tình (bài 3) và mối liên hệ với bài Tự tình (bài 2)

Tự tình (bài 3) phản ánh số phận gian truân, chìm nối, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, qua đó thể hiện mong ước về một cuộc sống bình đẳng,

hạnh phúc.

Với một chủ đề như vậy thì rõ ràng Tự tình (bài 3) có liên quan chặt chẽ với những nội dung được phản ánh trong Tự tình (bài 2) vì đều là tiếng nói của những người phụ nữ mong muốn có cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc trong xã hội nam quyền.

c) Tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong bài thơ Tự tình (bài 3)

Đây là bài thơ thứ ba trong ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. Việc các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm xếp bài thơ này là bài thứ ba trong ba bài thơ không phải là không có dụng ý. Ở bài thơ số 1, nhà thơ thách thức số phận. Ở bài số 2, nữ sĩ sẵn sàng đương đầu với hoàn cảnh. Còn ở bài thơ nảy, ta thấy tâm trạng của nhà thơ có vẻ nặng nề hơn. Sự thách thức, sẵn sàng đương đầu với số phận không còn mạnh mẽ nữa. Tuy nhiên, không vì vậy mà nỗi khát khao hạnh phúc, sự tự chủ trong tình yêu, hôn nhân bị suy giảm. Cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, hạnh phúc của người phụ nữ vẫn luôn mãnh liệt trong “bà chúa thơ Nôm”.

d) Nghệ thuật so sánh trong bài thơ Tự tình (bài 3)

- Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã so sánh chiếc thuyền với thân phận mỏng manh, thụ động, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội nam quyền.

- Chiếc thuyền là vật “vô tri vô giác”, tuỳ thuộc vào người sử dụng nó, dù người đó đưa thuyền lên thác, xuống ghềnh, lênh đênh nơi sóng nước, hay ghé đậu bến bờ nào, hay tham chiếc thuyền mới đẹp, tốt hơn mà bán đi chiếc thuyền đã gắn bó với mình thì thân phận người phụ nữ cũng giống như vậy, hoàn toàn nằm trong tay người khác. Người phụ nữ không hề có quyền gì đối với số phận mình, đối với cuộc đời mình. Cuộc đời họ như chiếc thuyền “nổi nênh” trên “lênh đênh” sông nước. Dù họ có sống tình nghĩa, thuỷ chung thì điều đó gần như cũng vô nghĩa vì nó phụ thuộc vào sự nhìn nhận và quyết định của kẻ khác. Họ giống như một đồ vật; vì người khác có thể dùng để mua đi bán lại.

Việc so sánh thân phận người phụ nữ với chiếc thuyền, một vật dụng hết sức cần thiết và gần gũi với các cư dân sông nước ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy nghệ thuật độc đáo của bài thơ. Điều quan trọng nữa là việc ý thức được thân phận thực sự của mình để đấu tranh cho sự công bằng, để nói lên tiếng nói thương mình là một sự tiến bộ rất lớn về tư tưởng trong cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng, bình quyền trong xã hội phong kiến của nhà thơ.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: