SBT Ngữ văn 10 Bài tập viết trang 29 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài tập viết trang 29 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập viết trang 29 - Cánh diều

Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Sắp xếp lại các nội dung sau đây theo trình tự bố cục ba phần: (1) Phần mở đầu, (2) Phần nội dung, (3) Phần kết luận của báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề:

a. Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày. Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có):

b. Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu. Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.

c. Có thể trích dẫn ý kiến người khác, chú thích và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp (bảng biểu, sơ đồ, thống kê về đối tượng nghiên cứu,...) để báo cáo được sinh động hơn.

d. Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.

Trả lời:

(1)- b; (2) - d, c; (3) - a.

Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu ✔ vào ô phù hợp.

Nội dung phát biểu

Đúng

Sai

(1) Viết báo cáo nghiên cứu là một hoạt động giúp em hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá các vấn đề của đời sống xã hội và thế giới quanh ta.



(2) Để viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề thì chỉ cần tìm đề tài trong các bài học SGK là đủ.



(3) Có thể tìm đề tài để viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề từ những vấn đề đã và đang đặt ra trong cuộc sống.



(4) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là viết thu hoạch sau khi nghiên cứu về một vấn đề đã được thực hiện.



Trả lời:

Nội dung phát biểu

Đúng

Sai

(1) Viết báo cáo nghiên cứu là một hoạt động giúp em hình thành, phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá các vấn đề của đời sống xã hội và thế giới quanh ta.


(2) Để viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề thì chỉ cần tìm đề tài trong các bài học SGK là đủ.


(3) Có thể tìm đề tài để viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề từ những vấn đề đã và đang đặt ra trong cuộc sống.


(4) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là viết thu hoạch sau khi nghiên cứu về một vấn đề đã được thực hiện.


Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Lập dàn ý cho đề bài sau:

Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đề tài: Thiên nhiên trong hai bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 1, Đỗ Phủ) và Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến).

Trả lời:

Phần mở đầu

+ Giới thiệu chung về đề tài: Thiên nhiên trong hai bài thơ Cảm xúc mùa thu (bài 1, Đỗ Phủ) và Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến).

+ Nêu cách thức tiến hành nghiên cứu.

Phần nội dung

+ Giới thiệu các bài thơ Cảm xúc mùa thu và Câu cá mùa thu.

+ Thiên nhiên được mô tả trong hai bài thơ dường như hoàn toàn khác biệt nhau. Một bên thì dữ dội, khốc liệt, không giống như tưởng tượng của mọi người về cái mùa vốn được coi là lãng mạn này trong Cảm xúc mùa thu, một bên thì mang những nét trầm, yên tĩnh với rất nhiều màu sắc của thiên nhiên trong Câu cá mùa thu. Tuy nhiên, trong Cảm xúc mùa thu, những nét điển hình của mùa thu vẫn được Đỗ Phủ miêu tả.

+ Cả hai nhà thơ đều sử dụng bút pháp “tả cảnh ngụ tình”. Tả cảnh nhưng không phải chỉ là tả cảnh thuần tuý mà qua việc tả cảnh để diễn tả tình cảm của con người, khắc hoạ thế giới nội tâm của chính tác giả.

+ Thế giới nội tâm của Đỗ Phủ đầy trăn trở, lo âu trước hiện thực hỗn loạn của xã hội thời ông sống, cũng như nỗi nhớ thương quê nhà đang chìm ngập trong cảnh loạn lạc.

+ Thiên nhiên trong Câu cá mùa thu có phần yên tĩnh và khép kín nhưng không thiếu phần mãnh liệt bởi tâm trạng rối bời của chủ thể trữ tình trước hiện thực đất nước, trước trách nhiệm của một kẻ sĩ đối với nước nhà. Nỗi niềm ấy được thể hiện rất kín đáo nhưng vẫn đầy trăn trở, dằn vặt.

Phần kết luận

Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã được trình bày.

Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chọn một nội dung hoặc một phần trong dàn ý đã làm ở bài tập 3 để viết thành đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng).

Trả lời:

Cả hai nhà thơ đều sử dụng bút pháp “tả cảnh ngụ tình”. Tả cảnh nhưng không phải chỉ là tả cảnh thuần tuý mà qua việc tả cảnh để diễn tả tình cảm của con người, khắc hoạ thế giới nội tâm của chính tác giả. Thế giới nội tâm của Đỗ Phủ đầy trăn trở, lo âu trước hiện thực hỗn loạn của xã hội thời ông sống, cũng như nỗi nhớ thương quê nhà đang chìm ngập trong cảnh loạn lạc. Thiên nhiên trong Câu cá mùa thu có phần yên tĩnh và khép kín nhưng không thiếu phần mãnh liệt bởi tâm trạng rối bời của chủ thể trữ tình trước hiện thực đất nước, trước trách nhiệm của một kẻ sĩ đối với nước nhà. Nỗi niềm ấy được thể hiện rất kín đáo nhưng vẫn đầy trăn trở, dằn vặt.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: