SBT Ngữ văn 12 Phân tích bài thơ Việt Bắc - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Phân tích bài thơ Việt Bắc sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Phân tích bài thơ Việt Bắc - Cánh diều
Trả lời:
Mục đích của văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc” là mục đích của bài nghị luận văn học (phân tích tác phẩm) làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của bài thơ Việt Bắc còn mục đích của bài thơ Việt Bắc là Tố Hữu muốn thể hiện tình cảm sâu đậm, nỗi lòng nhớ nhung, yêu mến, quý trọng của mình đối với đất và người Việt Bắc khi chia tay trở về Thủ đô Hà Nội.
Trả lời:
Đoạn (1) mở đầu bài viết, tác giả Nguyễn Văn Hạnh cho người đọc biết những thông tin về bối cảnh ra đời và đặc điểm chung (về số câu, nội dung và hình thức nổi bật) của bài thơ Việt Bắc: “phát triển một cách độc đáo và sáng tạo thể thơ truyền thống của dân tộc,... đồng thời cũng rất mới mẻ....”.
Trả lời:
Văn bản thể hiện khá rõ cách phân tích và làm sáng tỏ ý kiến của tác giả:
+ Trước hết là đề tài “tiếng nói của tình cảm, tình yêu, nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân”.
+ Bài thơ cấu tạo theo lối đối đáp thường gặp trong văn học dân gian, đối đáp giữa hai người yêu thương nhau với sự hoà trộn và thống nhất giữa “mình” và “ta”.
+ Cảm xúc đậm đà và sâu nặng về hình ảnh chiến khu Việt Bắc.
+ Bài thơ có một ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ, nhớ không tách rời với thương.
+ Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt quen thuộc với cảm nghĩ của quần chúng, thích nhịp điệu êm ái, cân đối của câu thơ dân gian và cổ điển.
- Trong mỗi lí lẽ trên, tác giả đều dẫn ra bằng chứng cụ thể lấy từ bài thơ Việt Bắc. Ví dụ, để làm rõ lí lẽ: “Và tâm hồn con người ngọt ngào, chung thuỷ giản dị trong cuộc sống hằng ngày cũng hân hoan, rộng mở trước những cảnh tượng hùng vĩ của cuộc chiến đấu, của hoạt động cách mạng. Chất hùng tráng trong những câu thơ như:
Những đường Việt Bắc của ta,
……..
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Trả lời:
- Nét đặc sắc trong phần 3 : Nghệ thuật đặc tả hình ảnh của Bác.
+ Dẫn chứng : Tác giả viết thêm, “nhà thơ Xuân Diệu cho đây là một bức họa”. Qua đó, tăng sức thuyết phục thông qua nhận định của một nhà thơ lớn - ông hoàng thơ tình.
+ Tác giả dùng một loạt những câu từ khẳng định như “nhà thơ đã dựng lên một bức tranh đầy chất thơ” ; “Hình ảnh, phong độ của Bác ở đây rất mực giản dị”,...nhằm thể hiện rõ ràng lập trường, quan điểm, bộc lộ ý kiến của tác giả.
Trả lời:
Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nhiều khía cạnh, nhiều góc nhìn, những điểm mới mẻ và cả những khổ thơ mà em chưa biết. Đầu tiên là tình nghĩa thâm tình, gắn bó được thể hiện qua sự hòa làm một của hai nhân vật trữ tình “mình” với “ta”. Thứ nữa, văn bản cho em hiểu rõ hơn về điểm đổi mới, sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu trong âm hưởng, nhịp điệu và cách diễn đạt . Đặc biệt là khổ thơ viết về Bác, đã cho thấy nét tài tình trong nghệ thuật đặc tả của Tố Hữu và sự đổi mới trong thơ ông, vẫn mang giá trị nghệ thuật cao nhưng dần trở nên gần với quần chúng nhân dân.
Trả lời:
Câu văn thể hiện rõ tính khẳng định trong văn nghị luận của người viết: Trong bài thơ Việt Bắc cũng như thường thấy trong thơ Tố Hữu,…. thể thơ lục bát truyền thống.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 5: Văn nghị luận hay khác: