SBT Ngữ văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 7 - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 7 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 7 - Cánh diều
Trả lời:
Yêu cầu viết ở Bài 6 có giống yêu cầu viết ở Bài 4 như sau: cùng rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội. Khác nhau ở vấn đề xã hội cần bản luận cụ thể: Bài 4 viết nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ như lối sống lành mạnh, hoài bão, khát vọng cống hiến,... Bài 6 tập trung vào nghị luận vé quan niệm lòng yêu nước của tuổi trẻ ngày nay.
Trả lời:
Để viết bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ, các em cần chú ý:
- Đọc kĩ đề và nhận biết trọng tâm cần làm sáng tỏ.
- Chuẩn bị tư liệu liên quan đến vấn đề trọng tâm cần bàn luận (những ví dụ về lòng yêu nước trong truyền thống; những biểu hiện về lòng yêu nước của tuổi trẻ trong đời sống ngày nay; các tác phẩm thơ, văn, các câu danh ngôn và những kiến thức lịch sử,... về lòng yêu nước).
- Tìm ý, lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Bố cục bài viết theo ba phân; các luận điểm, lí lẽ được triển khai phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu.
- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề; vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của cá nhân người viết.
Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phát triển ý cụ thể cho ý lớn sau: Thế nào là yêu nước?
Trả lời:
Để phát triển ý cụ thể cho ý lớn: Thế nào là yêu nước, có thể nêu một số ý nhỏ, ví dụ như:
- Yêu nước là yêu đất nước, quê hương với những phong cảnh và con người cụ thể, gần gũi, thân thiết hằng ngày: mảnh trăng, con đò, ông bà, cha mẹ, bạn bè,...
- Yêu nước là góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của đất nước, quê hương.
- Yêu nước là hành động góp phần làm giàu đẹp cho quê hương, đất nước,...
Trả lời:
Thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn qua nhiều tác phẩm, trong đó nổi bật là bài thơ “Lịch sử nước ta”. Bài thơ này không chỉ kể lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam mà còn khơi dậy lòng tự hào và ý chí đấu tranh giành độc lập. Những câu thơ như:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu biết lịch sử để từ đó nuôi dưỡng lòng yêu nước. Hồ Chí Minh đã sử dụng ngôn từ giản dị, dễ hiểu nhưng đầy sức mạnh, truyền tải thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do, độc lập. Tác phẩm của ông không chỉ là những bài thơ mà còn là những lời kêu gọi, động viên toàn dân đoàn kết, đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.
Trả lời:
Bài 6 tiếp tục rèn kĩ năng này với yêu cầu nghe thuyết trình vấn đề quan niệm về lòng yêu nước của tuổi trẻ. Nội dung ấy liên quan đến phần Viết vì nội dung phần Viết cũng bàn về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ ngày nay.
Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Những yêu cầu của kĩ năng nghe và những lỗi cần chú ý là gì?
Trả lời:
Để nghe và nêu được những nhận xét, đánh giá, các em cần chú ý:
- Nắm được nội dung (thông tin) cơ bản của bài thuyết trình.
- Đặt được câu hỏi về những điều mình chưa hiểu, chưa rõ.
- Trao đổi với người trình bày về những ý kiến khác biệt (nếu có).
- Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nói.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hay khác: