SBT Ngữ văn 12 Lai tân - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Lai tân sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Lai tân - Cánh diều

Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đề tài của bài thơ Lai Tân khác gì với đề tài của bài thơ Ngắm trăng?

Trả lời:

Đề tài của bài thơ Lai Tân viết về hiện thực xã hội, về thực trạng của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân. Đề tài bài thơ Ngắm trăng viết về đêm trăng đẹp trong tù; tâm trạng, nỗi lòng của người viết trước đêm trăng.

Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra giá trị hiện thực của bài thơ Lai Tân.

Trả lời:

Do ghi lại hiện trạng xã hội thời bấy giờ nên cả tập thơ Nhật kí trong tù rất giàu tính hiện thực. Bài thơ Lai Tân là một bức tranh về hiện thực thối nát của chính quyền Lai Tân với các đối tượng tiêu biểu: Trưởng ban nhà lao chuyên đánh bạc; cảnh sát trưởng tham lam ăn tiền của của phạm nhân; trưởng huyện chong đèn “bàn công việc” nhưng thực chất là ăn chơi, hút thuốc phiện,...

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích kết cấu của bài thơ (Gợi ý: chú ý ba dòng đầu so với dòng kết bài và chỉ ra mối quan hệ của chúng, từ đó nêu nhận xét về tứ thơ của bài Lai Tân).

Trả lời:

– Ba dòng thơ đầu viết theo lối liệt kê công việc của các chức sắc Lai Tân với một giọng văn lạnh lùng, khách quan. Dòng 4 là lời bình luận thể hiện thái độ của người viết.

Mối quan hệ của chúng: Ba dòng đầu là hiện thực, dòng 4 là kết luận, đánh giá về hiện thực ấy.

– Có thể thấy tứ thơ ở đây rất độc đáo: cuộc sống ở Lai Tân đầy chuyện bất công, nhưng với chính quyền dường như chẳng có chuyện gì (“Lai Tân vẫn thái bình”).

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Màu sắc châm biếm, mỉa mai hóm hỉnh của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Màu sắc châm biếm, mỉa mai, hóm hỉnh của tác giả được thể hiện chính ở cách cấu trúc nội dung bốn dòng thơ trong bài thành hai phần (như Câu hỏi 3). Tiếng cười bật ra từ việc tạo ra mâu thuẫn giữa hiện thực quá bất công, thối nát với quang cảnh, hình thức bên ngoài tưởng không có gì xảy ra “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”,... Tác giả như nở nụ cười hóm hỉnh: quan chức thối nát như thế mà Lai Tân vẫn được coi là chốn bình yên, hạnh phúc thì thật mỉa mai.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ Lai Tân và bài thơ Ngắm trăng có những điểm giống và khác nhau như thế nào (so sánh về hình thức và nội dung hai bài thơ)?

Trả lời:

Nếu như bài Ngắm trăng phản ánh tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, tinh tế, lãng mạn của một thi nhân, thì bài Lai Tân, người viết hiện lên như một quan toà, nêu và kết tội bọn quan lại và chế độ thời bấy giờ một cách đanh thép với giọng mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng mà hết sức sâu cay,...

Câu 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ Lai Tân.

Trả lời:

Có thể thấy biện pháp tu từ liệt kê khá nổi bật trong bài thơ: tác giả liệt kê các đối tượng quan chức lớn nhỏ của chính quyền Lai Tân, mỗi người một hoạt động (công việc) nhưng qua đó người đọc thấy được bộ mặt thật của một chính quyền thối nát; làm bật ra khối mâu thuẫn ở dòng thơ cuối: Thế mà trời đất Lai Tân vẫn như xưa, vẫn được coi là thái bình....

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: