SBT Ngữ văn 12 Ngắm trăng - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Ngắm trăng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Ngắm trăng - Cánh diều
Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bối cảnh sáng tác của tập thơ Nhật kí trong tù có gì đặc biệt?
Trả lời:
Ngày 28-1-1941, sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 13-8-1942, Nguyễn Ái Quốc – lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh – lên đường đi Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, ngày 27-8-1042, vừa tới xã Túc Vinh, một thị trấn thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây, Người bị bọn hương cảnh Trung Quốc bắt giữ vì bị tình nghi là Hán gian. Chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm và đày đọa Người trong mười ba tháng, giải qua giải lại gần mười tám nhà giam của mười ba huyện. Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được trả lại tự do, Hồ Chí Minh đã làm thơ để ghi lại những ngày tháng trong tù ngục, đồng thời thể hiện ý chí và bày tỏ nỗi lòng của mình. Đến ngày 10-9-1943, Người được trả lại tự do và tập nhật kí kết thúc.
Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Em biết những bài thơ nào viết về trăng?
Trả lời:
1. Ngắm trăng - Hồ Chí Minh 2. Buồn trăng - Xuân Diệu 3. Đêm trăng - Hàn Mặc Tử 4. Đà Lạt trăng mờ – Hàn Mặc Tử 5. Trăng – Xuân Diệu 6. Trăng khuya – Nguyễn Ngọc Sáng 7. Hỏi trăng – Nguyễn Nguyệt Anh 8. Một nửa trăng – Hàn Mặc Tử |
9. Uống trăng – Hàn Mặc Tử 10. Trăng ở phố – Phan Thu Hà 11. Ánh trăng buồn – Thanh Trần 12. Trăng – Chu Minh Khôi 13. Thưởng Nguyệt – Bùi Thế Uyên 14. Hờn trăng – Hồng Hiếu 15. Trăng ơi – Hoàng Thanh Tâm
|
Trả lời:
– Hai dòng thơ đầu nêu lên bối cảnh ngắm trăng và tâm trạng băn khoăn, phân vân, khó xử của người viết: cảnh trăng rất đẹp nhưng chưa biết làm thế nào, khó có thể làm ngơ, hững hờ, vì trong tù không có rượu cũng không có hoa. Đó vốn là hai thứ trong truyền thống thường gắn với việc ngắm trăng.
– Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người rất yêu, tôn trọng và quý mến vầng trăng, người có một tâm hồn lãng mạn, tinh tế; một tâm trạng phân vân rất đậm chất thi sĩ, thi nhân,...
Trả lời:
Hai dòng cuối bài thơ thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại, quên hết bối cảnh ngục tù, vượt lên trên hoàn cảnh thiếu thốn để ngắm vầng trăng sáng. Và trăng cũng say sưa ngắm nhà thơ qua khe cửa nhà tù. Qua tâm hồn nhà thơ, trăng và người trở thành tri kỉ, cùng hướng đến nhau, cùng ngắm (khán) nhìn nhau bất chấp ngoại cảnh bị giam cầm, cản trở,... Cánh cửa ngục tù chỉ giam được thể xác, không thể giam nổi trí óc và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của nhà thơ..
Trả lời:
Bài thơ thể hiện đặc điểm trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh như sau:
- Hình thức: viết bằng chữ Hán, theo thể tứ tuyệt Đường luật, câu chữ cô đọng, hàm súc, rất gần gũi với những bài thơ thời Đường, thời Tống nhưng cũng rất hiện đại với tứ thơ độc đáo, nhiều hình ảnh gợi cảm, sáng tạo,...
- Về nội dung: bài thơ phản ánh tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, tinh tế, lãng mạn nhưng cũng thể hiện một ý chí kiên cường và nhân cách cao đẹp của một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng” trong hoàn cảnh cực khổ chốn lao tù,...
Trả lời:
Một trong những dòng thơ nổi bật và được yêu thích nhất trong bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh là:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
Vì:
- Dòng thơ này thể hiện sự tương phản giữa hoàn cảnh khắc nghiệt trong ngục tù và vẻ đẹp thanh tao của thiên nhiên. Điều này làm nổi bật tinh thần lạc quan và yêu đời của tác giả, dù trong hoàn cảnh khó khăn.
- Dòng thơ này cũng thể hiện tâm hồn thi sĩ của Hồ Chí Minh, luôn tìm thấy cái đẹp và sự thanh thản trong mọi hoàn cảnh.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hay khác: